BỘ TRƯỞNG BÙI THANH SƠN TRẢ LỜI CHẤT VẤN

18/03/2024 13:59

(Chinhphu.vn) - Ngày 18/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về công tác bảo hộ công dân; công tác quản lý, sắp xếp, kiện toàn, nâng cao trình độ, năng lực tổ chức bộ máy ngành ngoại giao; giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động ngoại giao....

BỘ TRƯỞNG BÙI THANH SƠN TRẢ LỜI CHẤT VẤN- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Chất vấn công tác kiện toàn tổ chức bộ máy; giải pháp tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành ngoại giao,...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 753/KH-UBTVQH15 về việc tổ chức hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 31 (tháng 3/2024).

Theo đó, tại phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành một ngày làm việc để tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Trên cơ sở tiêu chí, trình tự, thủ tục lựa chọn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn gồm 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính và lĩnh vực ngoại giao.

Nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực ngoại giao gồm:

- Công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài;
- Tình trạng vi phạm pháp luật của công dân Việt Nam ở nước ngoài và của người nước ngoài tại Việt Nam;
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam;
- Thực trạng việc triển khai các thỏa thuận song phương, đa phương và giải pháp thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư;
- Công tác hỗ trợ mở rộng thị trường hàng hóa xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tránh bị lừa đảo;
- Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam với thế giới và việc miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước vào Việt Nam để phát triển du lịch;
- Công tác quản lý, sắp xếp, kiện toàn, nâng cao trình độ, năng lực tổ chức bộ máy ngành ngoại giao (kể cả các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài);
- Giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động ngoại giao.

Trách nhiệm trả lời chính thuộc về Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ; Tổng Thanh tra Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Phiên chất vấn sẽ được tổ chức tại Phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết nối truyền hình trực tuyến với 62 Đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp

Việc chất vấn và trả lời chất vấn được tiến hành theo nhóm vấn đề; người trả lời chất vấn không trình bày báo cáo, có thể phát biểu về vấn đề chất vấn không quá 05 phút trước khi đại biểu Quốc hội tiến hành chất vấn; mỗi lượt có 03 đến 05 đại biểu đặt câu hỏi, mỗi đại biểu nêu chất vấn không quá 01 phút; người được chất vấn trả lời không quá 03 phút/01 nội dung chất vấn.

Trong quá trình chất vấn, đại biểu Quốc hội có quyền tranh luận đối với người trả lời chất vấn để làm rõ những vấn đề đã được trả lời nhưng chưa thỏa đáng; thời gian tranh luận không quá 02 phút.

Kết thúc phiên chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết làm cơ sở để triển khai thực hiện.

Phiên chất vấn được phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam để cử tri theo dõi, giám sát.

BỘ TRƯỞNG BÙI THANH SƠN TRẢ LỜI CHẤT VẤN- Ảnh 2.

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp

Nội dung được lựa chọn chất vấn được cử tri, nhân dân hết sức quan tâm

Chia sẻ trước thềm phiên chất vấn, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng, 02 nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn là nội dung được cử tri và Nhân dân hết sức quan tâm, đặc biệt là nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính.

Đại biểu bày tỏ kỳ vọng, phát huy kết quả và những đổi mới trong hoạt động chất vấn thời gian gần đây, phiên chất vấn lần này sẽ diễn ra với tinh thần thẳng thắn, khách quan, đi thẳng vào vấn đề. Từ đó, đưa ra các giải pháp phù hợp; kịp thời tháo gỡ, giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, tồn đọng trong lĩnh vực quản lý; đáp ứng được niềm tin và mong mỏi của Nhân dân và cử tri cả nước.

Đại biểu Phạm Văn Hòa cho biết, chất vấn và trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội là hoạt động thường kỳ, theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, một năm Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành 02 phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước thời điểm mỗi kỳ họp Quốc hội diễn ra.

Tại phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành một ngày (18/3) để tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối với 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính và nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, việc lựa chọn 2 lĩnh vực chất vấn lần này rất cấp thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra, đặc biệt là đối với lĩnh vực tài chính. Đây đều là những nội dung được cử tri hết sức quan tâm và chờ đợi.

Việc lựa chọn lĩnh vực và nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực chất vấn cho thấy sự sát sao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; gắn hoạt động của cơ quan dân cử với thực tiễn cuộc sống, đáp ứng và kịp thời giải quyết những đòi hỏi, vấn đề phát sinh mà thực tiễn đời sống đặt ra.

Đại biểu Phạm Văn Hòa chia sẻ: Tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn lần này ông đặc biệt quan tâm tới nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính. Những nội dung được nêu trong lĩnh vực tài chính đều là vấn đề quan trọng, cần được làm rõ và có giải pháp kịp thời.

Bên cạnh đó, đại biểu còn quan tâm tới vấn đề nợ thuế của các doanh nghiệp rất lớn (các doanh nghiệp nợ thuế lớn nhưng vẫn hoạt động?); vấn đề quỹ bình ổn xăng dầu giao cho doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp sử dụng quỹ bình ổn chưa hợp lý; Hoạt động thanh tra các quỹ bảo hiểm thời gian… Những nội dung này cần được làm rõ về thực trạng, vướng mắc cũng như rõ trách nhiệm của các bộ ngành có liên quan.

Ngoài ra, đối với lĩnh vực ngoại giao đại biểu cũng quan tâm đến vấn đề hỗ trợ người Việt Nam định cư ở nước ngoài và việc doanh nghiệp, cá nhân, du học sinh thậm chí công chức, viên chức, giáo viên các trường Đại học cử đi đào tạo ở nước ngoài nhưng ở lại không về nước. Đây cũng là những nội dung cần quan tâm làm rõ và có giải pháp phù hợp trong thời gian tới.

Theo Đại biểu Phạm Văn Hòa: Chất vấn là hoạt động giám sát đặc biệt quan trọng, thể hiện quyền lực của cơ quan dân cử và trách nhiệm của các đại biểu dân cử với cử tri, đồng thời cũng xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan công quyền.

Với những chuyển biến và đổi mới trong hoạt động chất vấn thời gian qua, đại biểu bày tỏ tin tưởng tại Phiên chất vấn lần này, các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục đặt câu hỏi trọng tâm, bám sát và theo đúng chủ đề, nhóm lĩnh vực đề ra.

Cùng với đó, các vị Bộ trưởng, trưởng ngành với tinh thần cầu thị sẽ trả lời thẳng thắn, không né tránh, trực diện vào vấn đề chất vấn. Đồng thời, giải trình làm rõ vấn đề đại biểu nêu; nghiêm túc, thẳng thắn nhận trách nhiệm về những mặt còn tồn tại, hạn chế của ngành, lĩnh vực. Từ đó, đưa ra được các giải pháp thiết thực, hiệu quả, khả thi trước mắt và lâu dài, cam kết khắc phục những tồn tại và hạn chế trong thời gian tới.

BỘ TRƯỞNG BÙI THANH SƠN TRẢ LỜI CHẤT VẤN- Ảnh 3.

Buổi làm việc về công tác chuẩn bị tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chất vấn không phải là sát hạch mà là một hình thức giám sát, để cộng đồng trách nhiệm

Trước đó, chiều 14/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì buổi làm việc với các cơ quan về công tác chuẩn bị tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.

Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, chất vấn và trả lời chất vấn là công tác thường xuyên trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Những năm gần đây, trước các phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có sáng kiến tổ chức phiên họp trù bị để chuẩn bị, thảo luận về cách thức tổ chức thực hiện, giúp phiên chất vấn và trả lời chất vấn đạt được chất lượng cao nhất.

BỘ TRƯỞNG BÙI THANH SƠN TRẢ LỜI CHẤT VẤN- Ảnh 4.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc

Thực tiễn đã chứng minh hoạt động họp trù bị để chuẩn bị cho chất vấn đã phát huy hiệu quả, góp phần vào thành công của phiên chất vấn, được các cơ quan hoan nghênh.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh chất vấn không phải là sát hạch mà là một hình thức giám sát, để cộng đồng trách nhiệm, làm rõ thực trạng, tình hình, đề ra giải pháp đề ra để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước một cách tốt hơn.

BỘ TRƯỞNG BÙI THANH SƠN TRẢ LỜI CHẤT VẤN- Ảnh 5.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo về chuẩn bị tổ chức hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo chương trình phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành một ngày làm việc (ngày 18/3/2024) để tiến hành hoạt động chất vấn.

Theo đó, trong buổi sáng, các đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tài chính về các nhóm vấn đề: Công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Việc thẩm định, cấp phép hoạt động của các công ty làm dịch vụ liên quan đến tài chính, việc thực hiện pháp luật đối với hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng.

Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Công tác quản lý giá và việc quyết định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

BỘ TRƯỞNG BÙI THANH SƠN TRẢ LỜI CHẤT VẤN- Ảnh 6.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo

Chiều cùng ngày, các đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về các nhóm vấn đề: Công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài; tình trạng vi phạm pháp luật của công dân Việt Nam ở nước ngoài và của người nước ngoài tại Việt Nam; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam.

Thực trạng việc triển khai các thỏa thuận song phương, đa phương và giải pháp thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; công tác hỗ trợ mở rộng thị trường hàng hóa xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tránh bị lừa đảo.

Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam với thế giới và việc miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước vào Việt Nam để phát triển du lịch. Công tác quản lý, sắp xếp, kiện toàn, nâng cao trình độ, năng lực tổ chức bộ máy ngành ngoại giao (kể cả các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài); giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động ngoại giao.

BỘ TRƯỞNG BÙI THANH SƠN TRẢ LỜI CHẤT VẤN- Ảnh 7.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu

Về cách thức chất vấn, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, thực hiện theo quy định tại Nội quy kỳ họp như thông lệ các kỳ họp, phiên họp vừa qua, Chủ tọa mời từ 03 đến 05 đại biểu đặt câu hỏi, đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không quá 01 phút, người được chất vấn trả lời không quá 03 phút/câu hỏi, tranh luận không quá 02 phút cho mỗi lượt chất vấn.

Đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn và tranh luận qua App Quốc hội. Trước khi đại biểu Quốc hội tiến hành chất vấn, mỗi Bộ trưởng có tối đa là 05 phút để phát biểu về vấn đề chất vấn.

Phiên chất vấn sẽ được phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, để phục vụ chu đáo hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, kiểm tra về mặt nội dung cũng như các điều kiện bảo đảm. Đến nay, các công tác chuẩn bị đã cơ bản được triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch.

BỘ TRƯỞNG BÙI THANH SƠN TRẢ LỜI CHẤT VẤN- Ảnh 8.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu

Thảo luận tại phiên họp, các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính đều đánh giá cao sáng kiến, cách làm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bảo đảm cho phiên chất vấn diễn ra thành công. Thực tiễn đã cho thấy các phiên họp chuẩn bị có ý nghĩa thực chất, hiệu quả.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng chia sẻ chất vấn lần này là dịp để Bộ được báo cáo trước các đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước về những kết quả trong thực hiện nhiệm vụ, đóng góp vào kết quả công tác đối ngoại chung của Đảng, Nhà nước.

Qua đó, mong muốn nhận được sự chia sẻ, ủng hộ, giúp đỡ của đại biểu Quốc hội, cử tri trong quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách để đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng khẳng định sẽ trả lời hết sức mình, thể hiện trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, các đại biểu Quốc hội và Nhân dân.

BỘ TRƯỞNG BÙI THANH SƠN TRẢ LỜI CHẤT VẤN- Ảnh 9.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận

Nội dung chất vấn có tính chất phức tạp, phải chuẩn bị kỹ lưỡng

Kết luận nội dung làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết các nội dung chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuy không mới nhưng có tính chất phức tạp, đòi hỏi chuẩn bị kĩ lưỡng các nội dung tài liệu, báo cáo, dự thảo Nghị quyết chất vấn và các văn bản liên quan.

Cùng với đó, công tác điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn cần bám sát những nội dung đã đề ra; các Bộ trưởng chuẩn bị kỹ lưỡng, trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí với tinh thần xây dựng, bám sát nội dung chất vấn, phản ánh khách quan, toàn diện, góp phần vào thành công chung của phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

BỘ TRƯỞNG BÙI THANH SƠN TRẢ LỜI CHẤT VẤN- Ảnh 10.

Chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ, NGHỈ LỄ 30/4-1/5, QUỐC KHÁNH NĂM 2025

LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ, NGHỈ LỄ 30/4-1/5, QUỐC KHÁNH NĂM 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Khẩn trương thực hiện tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2025, Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã, đường thôn thuộc địa bàn quản lý.

Dự kiến TÊN GỌI CỦA 5 BỘ MỚI sau sắp xếp, hợp nhất

Dự kiến TÊN GỌI CỦA 5 BỘ MỚI sau sắp xếp, hợp nhất

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hợp nhất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động; hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng, tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị.

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết các Nghị quyết của Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã nêu lên phương án nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Y tế đề xuất chế độ PHỤ CẤP ƯU ĐÃI của viên chức, người lao động tại cơ sở y tế công lập: Mức phụ cấp 30%-40%-50%-60%-70% đối với các trường hợp cụ thể.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi