Tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc: Thể hiện rõ trong những lĩnh vực nào?

07/11/2023 11:06

(Chinhphu.vn) - Tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc xảy ra trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, thể hiện rõ trong đầu tư công, đấu thầu, quản lý đất đai, y tế, xây dựng, giải quyết thủ tục đầu tư, sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ công cho người dân,…

Tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc: Thể hiện rõ trong những lĩnh vực nào?- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc: Có cả cán bộ quản lý

Đề cập đến tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức né tránh, đùn đẩy công việc, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, trong báo cáo vừa gửi đại biểu Quốc hội, bổ sung, làm rõ một số vấn đề về thực hiện nghị quyết của Quốc hội thuộc lĩnh vực Nội vụ, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đây là thực trạng xảy ra ở một số bộ, cơ quan, địa phương và một bộ phận cán bộ, công chức, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Biểu hiện phổ biến là né tránh những việc khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực thi công vụ và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; chậm trễ giải quyết, để tồn đọng công việc; trả lời, hướng dẫn không rõ quan điểm, chính kiến của tổ chức, đơn vị mình; đẩy việc; hỏi xin ý kiến những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình; lạm dụng việc lấy ý kiến phối hợp để né tránh trách nhiệm.

Tình trạng này xảy ra trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, thể hiện rõ trong đầu tư công, đấu thầu, quản lý đất đai, y tế, xây dựng, giải quyết thủ tục đầu tư, sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ công cho người dân,… dẫn đến giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý, giảm niềm tin của người dân, doanh nghiệp, ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Bổ sung quy định việc né tránh, đùn đẩy công việc là căn cứ đánh giá, xử lý kỷ luật

Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 4 công điện yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc, kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp; rà soát, kịp thời xử lý các kiến nghị, đề xuất của địa phương, bộ, ngành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành.

Đồng thời, thành lập các tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính, rà soát văn bản pháp luật, tháo gỡ khó khăn trong đầu tư công.

Chính phủ đã ban hành các nghị định sửa đổi quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Theo đó, bổ sung quy định việc né tránh, đùn đẩy là căn cứ đánh giá, xếp loại, để xem xét, xử lý kỷ luật. Đồng thời thể chế hóa chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Hiện nay, Bộ Nội vụ đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP (quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức), Nghị định số 138/2020/NĐ-CP (về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức), trong đó sửa đổi, bổ sung quy định cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Quy định số 41-QĐ/TW của Bộ Chính trị.

Xóa bỏ nhận thức "đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử"

Nêu giải pháp, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, cấp ủy, chính quyền cơ quan, đơn vị cần chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức công vụ. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, người đứng đầu trong việc chủ động, tích cực thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Đảng gắn với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu và cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước và trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương.

"Xóa bỏ nhận thức trong một số cán bộ, công chức 'không làm thì không sai', 'đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử' đang xuất hiện và là một loại 'tự diễn biến' cản trở nghiêm trọng sự phát triển. Khơi dậy lòng tự trọng, bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức", Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.

Phân công cụ thể trách nhiệm theo vị trí việc làm; thực hiện chính sách tiền lương mới

Bộ trưởng cũng cho rằng, các bộ, ngành cần đẩy mạnh việc rà soát, đề xuất bổ sung, hoàn thiện thể chế, chính sách, nhất là lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, vướng mắc trên thực tiễn.

Trong đó, chú trọng tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát quyền lực. Triển khai Nghị định số 73/2023/NĐ-CP (quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung), đồng thời nghiên cứu để thể chế hóa chủ trương này vào Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức.

Thực hiện chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW; có biện pháp, chính sách khuyến khích, khen thưởng thực chất dựa trên hiệu suất và kết quả thực hiện công việc.

Giải pháp tiếp theo là tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến việc thực hiện chức trách công vụ của cán bộ, công chức; sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị bảo đảm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ; phân công cụ thể, rành mạch trách nhiệm từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; trách nhiệm người đứng đầu và từng cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, giải quyết kịp thời thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, thúc đẩy Chính phủ số, chính quyền số. Quy định cụ thể về đạo đức công vụ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ, tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ.

Kịp thời biểu dương cơ quan, tổ chức, cá nhân làm tốt và xử lý nghiêm cán bộ, công chức không làm tròn chức trách, nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ; thay thế, điều chuyển cán bộ hạn chế năng lực lãnh đạo, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Cùng với đó, nghiên cứu công tác tuyển dụng, quản lý, nhất là đánh giá cán bộ, công chức theo tiêu chí, bằng sản phẩm cụ thể. Sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá làm căn cứ bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức; đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

Kịp thời miễn nhiệm, cho từ chức đối với những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ; xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu trong cơ quan, đơn vị, địa phương còn xảy ra tình trạng cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, cần xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực thi công vụ.

Sự nêu gương và vai trò lãnh đạo, dẫn dắt của người đứng đầu là yếu tố quyết định kỷ luật, kỷ cương và thành công trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Quan tâm xây dựng môi trường chính trị, môi trường văn hóa công sở, tạo động lực, niềm tin cho cán bộ, công chức làm việc.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đề nghị huy động cả hệ thống chính trị đồng bộ thực hiện các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả với quyết tâm đẩy lùi tâm lý sợ sai, thiếu trách nhiệm, không dám làm khi thực thi công vụ.

Phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, đại biểu Quốc hội; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc khắc phục, đẩy lùi tình trạng cán bộ, công chức, viên chức đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ.

Bộ trưởng Nội vụ cũng đề nghị các cơ quan kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử tiếp tục nghiên cứu, phân loại vụ việc vi phạm, sai phạm theo tính chất, mức độ, động cơ, nếu không có vụ lợi cá nhân, không tham ô, tham nhũng thì khoan dung, khoan hồng, nhân văn hơn nữa nhằm tạo cơ chế đồng bộ, tinh thần khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung./.

Theo TTXVN

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Từ 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Từ 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Người dân góp ý

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng trả lời cử tri kiến nghị công dân đỗ các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau.

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi qua Cổng dịch vụ công.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi