Vùng nào có số doanh nghiệp, lao động tăng cao nhất Việt Nam?

03/08/2022 17:06

(Chinhphu.vn) - Tính đến thời điểm 31/12/2020, Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 28,1 nghìn doanh nghiệp, chiếm 4,1%, tăng 43,4% so với năm 2016, thu hút 936,1 nghìn lao động, chiếm 6,4%, tăng 14,3% so với năm 2016. Đây là tỷ lệ tăng cao nhất trong số các vùng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2026-2020.

Vùng nào có số doanh nghiệp, lao động tăng cao nhất Việt Nam?

Tổng cục Thống kê cho biết, tính đến thời điểm 31/12/2020, cả nước có 684,3 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh, thu hút 14,7 triệu lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. So với cùng thời điểm năm 2019, số doanh nghiệp tăng 2,4%, là mức tăng trưởng thấp nhất trong cả giai đoạn 2016-2020. Nếu tính riêng giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng doanh nghiệp bình quân mỗi năm đạt 9,8%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 8,1%/năm của giai đoạn 2011-2015).

Khu vực ngoài nhà nước tập trung nhiều doanh nghiệp và lao động nhất

Theo loại hình doanh nghiệp, tại thời điểm 31/12/2020, doanh nghiệp ngoài nhà nước tập trung nhiều doanh nghiệp và lao động nhất, với 660,1 nghìn doanh nghiệp, chiếm 96,4% tổng số doanh nghiệp cả nước, tăng 35,1% so với năm 2016; thu hút 8,6 triệu lao động, chiếm 58,6% trong tổng số lao động, tăng 0,4% so với năm 2016.

Doanh nghiệp FDI có tốc độ tăng số doanh nghiệp nhanh nhất trong ba khu vực và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng số việc làm tạo ra tại khu vực doanh nghiệp.

Số lượng doanh nghiệp FDI là 22,2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 3,3% tổng số doanh nghiệp, tăng 58,8% so năm 2016; thu hút 5,1 triệu lao động, chiếm tỷ trọng 34,6%, tăng 22,5% so với năm 2016.

Do chủ trương cổ phần hóa, sắp xếp lại của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước liên tục giảm trong giai đoạn này, tính đến 31/12/2020, tổng số doanh nghiệp nhà nước chỉ còn 1.963 doanh nghiệp, chiếm 0,3% tổng số doanh nghiệp, giảm 26,3% so với năm 2016; thu hút 1,0 triệu lao động, chiếm 6,8% lao động của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, giảm 21,8% so với năm 2016.

Số lượng doanh nghiệp và lao động phát triển nhanh tại vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ

Theo vùng kinh tế, số lượng doanh nghiệp và lao động phát triển nhanh tại vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, nơi tập trung 2 trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng thể hiện rõ vai trò là hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, luôn dẫn đầu về số lượng doanh nghiệp và số lao động.

Trong đó, vùng Đông Nam Bộ là đầu tàu kinh tế, tại thời điểm 31/12/2020, vùng này có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất cả nước với 281,1 nghìn doanh nghiệp, chiếm 41,1% số doanh nghiệp cả nước, tăng 32,2% so với năm 2016; thu hút 5,4 triệu lao động, chiếm 36,6% tổng số lao động làm việc trong doanh nghiệp, tăng 1,5% so với năm 2016.

Vùng Đồng bằng sông Hồng là trung tâm kinh tế lớn thứ hai cả nước với 216,8 nghìn doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 31,7% trong tổng số doanh nghiệp cả nước, tăng 36,8% so với năm 2016; thu hút 4,9 triệu lao động, chiếm 33,2%, tăng 6,9% so với năm 2016.

Vùng Tây Nguyên có số doanh nghiệp thấp nhất cả nước

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 89,2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 13,0%, tăng 39,7% so với năm 2016, thu hút 1,7 triệu lao động, chiếm 11,4%, tăng 2% so với năm 2016.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 50,9 nghìn doanh nghiệp, chiếm 7,4%, tăng 36,3% so với năm 2016, thu hút 1,2 triệu lao động, chiếm 8,1%, tăng 8,6% so với năm 2016.

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 28,1 nghìn doanh nghiệp, chiếm 4,1%, tăng 43,4% so với năm 2016, thu hút 936,1 nghìn lao động, chiếm 6,4%, tăng 14,3% so với năm 2016.

Vùng Tây Nguyên có 17,9 nghìn doanh nghiệp, chiếm 2,6%, tăng 38,0% so với năm 2016, thu hút 226 nghìn lao động, chiếm 1,5%, giảm 6% so với năm 2016.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ QUỐC TANG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ QUỐC TANG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.

LỄ VIẾNG, LỄ TRUY ĐIỆU, LỄ AN TÁNG ĐỒNG CHÍ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LỄ VIẾNG, LỄ TRUY ĐIỆU, LỄ AN TÁNG ĐỒNG CHÍ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - THÔNG BÁO LỄ VIẾNG, LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG ĐỒNG CHÍ NGUYỄN PHÚ TRỌNG, TỔNG BÍ THƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.

TÓM TẮT TIỂU SỬ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TÓM TẮT TIỂU SỬ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tóm tắt tiểu sử của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

TOÀN VĂN: Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng

TOÀN VĂN: Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

TOÀN VĂN: Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng

TOÀN VĂN: Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Y tế đề xuất cặp vợ chồng, cá nhân quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi