Doanh nghiệp Việt làm ăn thế nào?

03/08/2022 16:33

(Chinhphu.vn) - Trong giai đoạn 2016-2020, các FDI đóng góp nhiều lợi nhuận nhất trong các loại hình doanh nghiệp. Theo khu vực kinh tế, doanh nghiệp trong khu vực Công nghiệp - Xây dựng đóng góp nhiều lợi nhuận nhất trong các khu vực của toàn bộ doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Việt làm ăn thế nào?

Cả nước có 684,3 nghìn doanh nghiệp thu hút 14,7 triệu việc làm

Theo ấn phẩm "Tổng điều tra kinh tế năm 2021 - Kết quả chính thức" vừa được Tổng cục Thống kê công bố, trong giai đoạn 2016-2019, số doanh nghiệp tăng cả về số lượng và lao động trong giai đoạn 2016-2019 và có xu hướng tăng chậm lại vào năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng số lượng lao động dẫn đến xu hướng giảm dần quy mô doanh nghiệp theo lao động.

Tính đến thời điểm 31/12/2020, cả nước có 684,3 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD), thu hút 14,7 triệu lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp.

So với cùng thời điểm năm 2019, số doanh nghiệp tăng 2,4%, là mức tăng trưởng thấp nhất trong cả giai đoạn 2016-2020. Nếu tính riêng giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng doanh nghiệp bình quân mỗi năm đạt 9,8%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 8,1%/năm của giai đoạn 2011-2015).

Cụ thể, tốc độ tăng các năm 2017, 2018 và 2019 lần lượt là 11,0%; 9,0% và 9,5%. Số lao động năm 2020 giảm 3,0% so với năm 2019 và là lần đầu tiên diễn ra sụt giảm lao động trong nhiều năm trở lại đây, làm giảm tốc độ tăng bình quân năm của cả giai đoạn 2016-2020 xuống còn 1,2%/năm.

Trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng lao động luôn thấp hơn tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp cho thấy số lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tăng nhanh hơn số lượng doanh nghiệp vừa và lớn dẫn đến quy mô lao động bình quân doanh nghiệp ngày càng giảm, từ 27,7 lao động năm 2016 xuống còn 21,5 lao động năm 2020.

Doanh thu thuần có xu hướng giảm dần

Tổng cục Thống kê cho biết, doanh thu thuần của doanh nghiệp luôn có tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2016-2019, tuy nhiên mức tăng trưởng có xu hướng giảm qua từng năm và chậm lại vào năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Tổng doanh thu thuần của toàn bộ khu vực doanh nghiệp tạo ra trong năm 2020 đạt 27,4 triệu tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2019 và tăng 57% so với năm 2016.

Mức tăng trưởng doanh thu thuần có xu hướng giảm dần, với tốc độ tăng các năm 2017, 2018, 2019 và 2020 lần lượt đạt 18,5%; 14,4%; 11,4% và 4%.

Bình quân giai đoạn 2016-2020, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 23,1 triệu tỷ đồng/năm, với tốc độ tăng bình quân 12%/năm, tăng 85,8% so với giai đoạn 2011-2015.

Tính riêng giai đoạn 2016-2019, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân ấn tượng hơn nữa với mức tăng 14,7%/năm.

Doanh nghiệp ngoài nhà nước tạo ra nhiều doanh thu thuần nhất

Doanh nghiệp ngoài nhà nước tạo ra nhiều doanh thu thuần nhất, tiếp đến là doanh nghiệp FDI. Hai loại hình doanh nghiệp này có tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần cao nhất qua các năm.

Theo loại hình kinh tế, doanh nghiệp ngoài nhà nước tạo ra nhiều doanh thu thuần nhất, cao gấp 1,9 lần doanh nghiệp FDI và gấp 4,6 lần doanh nghiệp nhà nước. Doanh thu thuần doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 15,8 triệu tỷ đồng năm 2020, tăng 4,3% so với năm 2019 và tăng 61,7% so với năm 2016.

Doanh nghiệp FDI dù chịu tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng với sức chống chịu tốt, thích ứng linh hoạt và phát triển bền vững nên đã trở thành điểm sáng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của toàn bộ doanh nghiệp khi đạt mức tăng trưởng 7,1% so với năm 2019, tạo ra 8,2 triệu tỷ đồng và tăng 69,5% so với năm 2016.

Doanh nghiệp nhà nước tạo ra 3,4 triệu tỷ đồng, giảm 4% so với năm 2019, tăng 20% so với năm 2016.

Bình quân giai đoạn 2016-2020, doanh nghiệp ngoài nhà nước tạo ra 13,2 triệu tỷ đồng doanh thu mỗi năm, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn đạt 12,8%/năm, tăng 101,3% so với giai đoạn 2011-2015. Doanh nghiệp FDI tạo ra doanh thu bình quân 6,6 triệu tỷ đồng/năm, tăng 14,1%/năm, tăng 118,6% so với giai đoạn trước. Doanh nghiệp nhà nước tạo ra doanh thu bình quân 3,3 triệu tỷ đồng/năm, tăng 4,6%/năm và tăng 15,1% so với giai đoạn trước.

Công nghiệp - Xây dựng đóng vai trò chủ chốt và là động lực tăng trưởng

Khu vực Công nghiệp - Xây dựng đóng vai trò chủ chốt và là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng ngày càng cao, giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, lao động rẻ.

Năm 2020, doanh nghiệp khu vực Công nghiệp - Xây dựng tạo ra nhiều doanh thu thuần nhất, đạt 13,7 triệu tỷ đồng, chiếm 50,1% doanh thu thuần của toàn bộ doanh nghiệp, tăng 4,4% so với năm 2019 và tăng 54,4% so với năm 2016. Đây là năm có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.

Doanh nghiệp các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu nên khi dịch bệnh COVID-19 bùng nổ trên toàn cầu, các ngành công nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đứt gãy, gây thiếu nguồn cung đầu vào, khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm đầu ra.

Doanh nghiệp khu vực Dịch vụ dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng vẫn đóng góp 13,5 triệu tỷ đồng doanh thu thuần trong năm 2020, chiếm 49,3%, tăng 3,7% so với năm 2019 và tăng 59,4% so với năm 2016.

Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tạo ra 158,1 nghìn tỷ đồng doanh thu thuần năm 2020, chiếm 0,6%, giảm 6,2% so với năm 2019 và tăng 85,3% so với năm 2016.

Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng ngày càng cao

Giai đoạn 2016-2020, tiếp tục thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, doanh nghiệp khu vực Công nghiệp - Xây dựng tạo ra nhiều doanh thu nhất với doanh thu thuần bình quân đạt 11,6 triệu tỷ đồng/năm, chiếm 50,4% doanh thu thuần tạo ra của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 92,4% so với bình quân giai đoạn 2011-2015.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng ngày càng cao (73,9% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 76,6% bình quân giai đoạn 2016-2020), ngành khai khoáng chiếm tỷ trọng ngày càng giảm (5,7% bình quân giai đoạn 2011-2015 xuống 2,8% bình quân giai đoạn 2016-2020).

Doanh thu của doanh nghiệp khu vực Dịch vụ cho thấy vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế khi duy trì nhịp tăng trưởng nhanh (bình quân 15,4%) trong suốt giai đoạn 2016-2019, chiếm 49,1%, tăng 79,6% so với bình quân giai đoạn trước.

Trong những năm vừa qua, khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản được cơ cấu lại theo hướng hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mang lại những thay đổi tích cực cho khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Giai đoạn 2016-2019 chứng kiến thời kỳ phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp khu vực này khi doanh thu thuần bình quân giai đoạn đạt mức tăng trưởng 25,5%/năm, cao nhất trong 3 khu vực kinh tế; tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh vào năm 2020 đã kéo mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 xuống 16,7%/năm, tăng 79,7% so với giai đoạn trước.

Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng 88,9% so với giai đoạn 2011-2015

Về lợi nhuận, Tổng cục Thống kê cho biết, lợi nhuận tạo ra bởi doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng chưa đồng đều giữa các năm.

Cụ thể, năm 2020, tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đạt 954 nghìn tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2019 và tăng 34% so với năm 2016.

Bình quân giai đoạn 2016-2020, lợi nhuận trước thuế mỗi năm được tạo ra đạt 865,6 nghìn tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,6%/năm, tăng 88,9% so với giai đoạn 2011-2015.

Tuy nhiên, tốc độ tăng lợi nhuận hàng năm của các doanh nghiệp có biến động, với mức tăng trưởng qua các năm 2017, 2018, 2019 và 2020 lần lượt đạt 23,3%; 2,1%; -0,6% và 7,2%.

Doanh nghiệp FDI đóng góp nhiều lợi nhuận nhất trong các loại hình doanh nghiệp

Về loại hình doanh nghiệp thì các FDI đóng góp nhiều lợi nhuận nhất trong các loại hình doanh nghiệp.

Năm 2020, doanh nghiệp FDI tạo ra nhiều lợi nhuận trước thuế nhất trong 3 loại hình doanh nghiệp, đạt 463,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 48,6% trong tổng lợi nhuận trước thuế của toàn bộ doanh nghiệp, tăng 14,1% so với năm 2019 và tăng 41,8% so với năm 2016.

Doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng góp đáng kể trong tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp, đạt 295,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 31%, tăng 6,6% so với năm 2019 và tăng 57,3% so với năm 2016.

Doanh nghiệp nhà nước tạo ra 195 nghìn tỷ đồng, chiếm 20,4%, giảm 5,7% so với năm 2019 và giảm 1,4% so với năm 2016.

Giai đoạn 2016-2020, lợi nhuận trước thuế bình quân doanh nghiệp FDI tạo ra đạt 392,5 nghìn tỷ đồng/năm, tăng 9,1%/năm và tăng 111,6% so với bình quân giai đoạn 2011-2015.

Doanh nghiệp ngoài nhà nước có lợi nhuận trước thuế bình quân đạt 275,1 nghìn tỷ đồng/năm, tăng 12%/năm và tăng 172,9% so với bình quân giai đoạn trước.

Doanh nghiệp nhà nước có lợi nhuận trước thuế bình quân đạt 197,9 nghìn tỷ đồng/năm, giảm 0,3%/năm và tăng 15,2% so với bình quân giai đoạn trước.

Công nghiệp – Xây dựng đóng góp nhiều lợi nhuận nhất trong các khu vực của toàn bộ doanh nghiệp

Theo khu vực kinh tế, doanh nghiệp trong khu vực Công nghiệp - Xây dựng đóng góp nhiều lợi nhuận nhất trong các khu vực của toàn bộ doanh nghiệp.

Năm 2020, doanh nghiệp trong khu vực Công nghiệp - Xây dựng tạo ra nhiều lợi nhuận trước thuế nhất, đạt 545,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 57,2% trong tổng lợi nhuận trước thuế của toàn bộ doanh nghiệp, tăng 15,5% so với năm 2019 và tăng 22,2% so với năm 2016.

Doanh nghiệp khu vực Dịch vụ tạo ra 398,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,8%, giảm 4,7% so với năm 2019 và tăng 52,8% so với năm 2016.

Doanh nghiệp khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tạo ra 9,7 nghìn tỷ đồng, đây là sự chuyển biến tích cực khi năm 2019 khu vực này thua lỗ 543 tỷ đồng, và tăng 100,9% so với năm 2016.

Bình quân giai đoạn 2016-2020, doanh nghiệp khu vực Công nghiệp - Xây dựng có lợi nhuận trước thuế là 493,7 nghìn tỷ đồng/năm, tăng 5,2%/năm và tăng 77% so với giai đoạn 2011-2015.

Doanh nghiệp khu vực Dịch vụ tạo ra lợi nhuận đạt 367,6 nghìn tỷ đồng/năm, tăng 11,2%/năm và tăng 114,2% so với bình quân giai đoạn trước.

Doanh nghiệp khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tạo ra 4,3 nghìn tỷ đồng/năm, tăng 19,1%/năm và giảm 44,2% so với bình quân lợi nhuận giai đoạn trước./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/11/2024

Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/11/2024

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai được quy định tại Quyết định 3220 /QĐ-BYT ngày 1/11/2024 của Bộ Y tế.

Danh sách GA HÀNH KHÁCH, GA HÀNG HÓA dự kiến ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO đi qua

Danh sách GA HÀNH KHÁCH, GA HÀNG HÓA dự kiến ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO đi qua

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến đi qua 20 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài khoảng 1.541 km bao gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.

Từ ngày 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Từ ngày 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

Danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên chức danh GS, PGS năm 2024 (Xét tại Phiên họp lần thứ II của HĐGSNN nhiệm kỳ 2024-2029, ngày 2-3/11/2024).

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi