Kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2021: Định vị từng ngành, từng địa phương đang đứng ở đâu trong quá trình phát triển

02/08/2022 15:30

(Chinhphu.vn) – Tổng cục Thống kê vừa công bố ấn phẩm "Tổng điều tra kinh tế năm 2021 - Kết quả chính thức". Ấn phẩm phác họa đầy đủ sự biến động, phân bố các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, số lượng lao động, cơ cấu ngành, vùng của nền kinh tế, kết quả đóng góp của từng ngành kinh tế cho sự phát triển của cả nước, từng địa phương.

Kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2021: Định vị từng ngành, từng địa phương đang đứng ở đâu trong quá trình phát triển

Tổng điều tra kinh tế năm 2021 - Kết quả chính thức

Tổng cục Thống kê vừa công bố ấn phẩm "Tổng điều tra kinh tế năm 2021 - Kết quả chính thức".

Tổng điều tra kinh tế năm 2021 được thực hiện theo Quyết định số 307/QĐ-TTg ngày 27/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một trong ba cuộc Tổng điều tra do ngành Thống kê chủ trì thực hiện với mục tiêu giúp Đảng và Nhà nước có được bức tranh kinh tế tổng thể của cả nước; phục vụ công tác tham mưu chiến lược của các Bộ, ngành và địa phương; nắm bắt được thực trạng của nền kinh tế nói chung và của từng ngành, từng địa phương nói riêng.

Từ đó định vị được từng ngành, từng địa phương đang ở đâu trong quá trình phát triển; xác định những tiềm năng, lợi thế cần phải khai thác; nhận diện được những rào cản, thách thức phải vượt qua; và quan trọng nhất là đưa ra được những quyết sách, chỉ đạo, điều hành phù hợp để phát triển nền kinh tế nhanh, bền vững.

Tổng điều tra kinh tế năm 2021 do Tổng cục Thống kê thực hiện có quy mô lớn, nội dung phức tạp, liên quan đến 04 loại đơn vị điều tra, bao gồm: Doanh nghiệp; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể; đơn vị sự nghiệp, hiệp hội; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.

Khác với các kỳ Tổng điều tra kinh tế trước đây, trong Tổng điều tra năm 2021 đơn vị điều tra là cơ quan hành chính do Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện.

Tổng cục Thống kê phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng báo cáo nhằm phác họa đầy đủ sự biến động của toàn bộ các đơn vị điều tra đang hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam. Năm 2020 được chọn là năm số liệu để thu thập và tổng hợp thống nhất cho tất cả các loại đơn vị điều tra.

Từ tháng 3/2021 đến tháng 12/2021, cuộc Tổng điều tra kinh tế được triển khai tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương thông qua Ban chỉ đạo Tổng điều tra các cấp, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. 

Đến nay, công tác xử lý, tổng hợp kết quả chính thức đã hoàn thành theo đúng tiến độ trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19.

Tổng điều tra kinh tế năm 2021: Phác họa đầy đủ bức tranh kinh tế đất nước

Để phổ biến kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các địa phương và người dùng tin, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương biên soạn và công bố ấn phẩm "Tổng điều tra kinh tế năm 2021 - Kết quả chính thức" với các chỉ tiêu thống kê đa dạng, chuyên sâu hơn so với ấn phẩm sơ bộ.

Ấn phẩm phác họa đầy đủ sự biến động, phân bố các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, số lượng lao động, cơ cấu ngành, vùng của nền kinh tế, kết quả đóng góp của từng ngành kinh tế cho sự phát triển của cả nước, từng địa phương.

Thông tin từ kết quả chính thức Tổng điều tra kinh tế năm 2021 phục vụ xây dựng, ban hành chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và liên vùng phát triển nguồn nhân lực sát với tình hình thực tiễn để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) và 10 năm (2021-2030) theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Nội dung ấn phẩm "Tổng điều tra kinh tế năm 2021 - Kết quả chính thức" gồm 2 phần. Phần 1 – Tổng quan, giới thiệu khái quát về các đơn vị điều tra; doanh nghiệp và hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp, thủy sản; đơn vị hành chính, sự nghiệp, hiệp hội; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.

Phần 2 – Biểu số liệu, trong phần này, Tổng cục Thống kê công bố 34 biểu số liệu với các nội dung: Số lượng và cơ cấu đơn vị điều tra phân theo loại hình và khu vực kinh tế; Số lượng và cơ cấu lao động trong các đơn vị điều tra phân theo loại hình và khu vực kinh tế; Số lượng đơn vị điều tra phân theo loại hình và ngành kinh tế; Số lượng lao động trong các đơn vị điều tra phân theo loại hình và ngành kinh tế; Số lượng đơn vị điều tra phân theo loại hình và địa phương; Cơ cấu về trình độ chuyên môn của người đứng đầu cơ sở phân theo địa phương;….

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
THỜI GIAN ĐĂNG KÝ DỰ THI và LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

THỜI GIAN ĐĂNG KÝ DỰ THI và LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4. Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã được Bộ GD&ĐT công bố trong hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi.

Chuyển 100% biên chế cấp huyện về cấp xã; dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp

Chuyển 100% biên chế cấp huyện về cấp xã; dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để biên chế cấp xã khi sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới.

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Năm 2025, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 8 tháng; năm 2026, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 6 tháng, lao động nữ sẽ là 57 tuổi;...

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi