Việc ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là rất cấp thiết

18/04/2025 10:20

(Chinhphu.vn) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với sự cần thiết ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.

Việc ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là rất cấp thiết- Ảnh 1.

Toàn cảnh Phiên họp

3 nhóm chính sách phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi

Tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành nội dung phiên họp.

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Nghị quyết có bố cục gồm 06 điều, quy định về thực hiện phổ cập giáo dục mầm non đối với trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi; cơ chế, chính sách để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.

Dự thảo Nghị quyết tập trung giải quyết 03 nhóm chính sách, cụ thể: 

(1) Ưu đãi đối với trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi thực hiện phổ cập, đảm bảo tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được huy động đến cơ sở giáo dục mầm non để được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non; 

(2) Chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 

(3) Đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp giáo dục mầm non.

Việc ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là rất cấp thiết- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trình bày Tờ trình

Việc ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non là rất cấp thiết

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, việc ban hành Nghị quyết trong bối cảnh hiện nay là rất cấp thiết và phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 64/2025/QH15. 

Các chính sách đề xuất tại Dự thảo Nghị quyết không trái, không chồng chéo, không mâu thuẫn với các Luật hiện hành.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng nêu rõ, dự thảo Nghị quyết không làm phát sinh thủ tục và chi phí thực hiện thủ tục hành chính; không có quy định ảnh hưởng đến việc bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh. 

Các nội dung được đề xuất tại dự thảo Nghị quyết đều phù hợp, không trái, mà có tác dụng tích cực vượt trội so với các yêu cầu tại Công ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia (Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966, Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966, Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1969, Công ước về Quyền Trẻ em 1989, Mục tiêu thiên niên kỉ…).

Việc xây dựng Nghị quyết sẽ tạo hành lang pháp lý để huy động nguồn lực đầu tư đảm bảo các điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục mẫu giáo; đảm bảo trẻ em mẫu giáo được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng; chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để vào lớp 1, góp phần vào thực hiện quyền của trẻ em.

Việc ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là rất cấp thiết- Ảnh 3.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo thẩm tra

Trình bày ý kiến thẩm tra tại Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội tán thành sự cần thiết xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi với những lý do được nêu tại Tờ trình của Chính phủ. 

Hồ sơ dự án Nghị quyết kèm theo dự thảo Nghị định rất chi tiết, theo đúng quy định tại Điều 51 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 

Về cơ bản, Cơ quan chủ trì soạn thảo đã tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết. Các quy định trong dự thảo không có sự phân biệt đối xử về giới; bình đẳng đối với người học giữa các dân tộc, không có sự phân biệt vùng, miền.

Cơ bản nhất trí với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Nghị quyết, tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ đối tượng áp dụng là “tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội - nghề nghiệp” và chính sách liên quan, bảo đảm phù hợp với việc sắp xếp các tổ chức này trong thời gian tới.

Việc ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là rất cấp thiết- Ảnh 4.

Các đại biểu tại Phiên họp

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ, các chính sách của Nghị quyết cần tập trung hướng tới mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.

Trong đó tập trung vào các nhóm chính sách lớn: Bảo đảm đủ hệ thống trường, lớp học cho tất cả trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi; bố trí đủ giáo viên; đầu tư đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu; bố trí đủ kinh phí vận hành hoạt động thường xuyên của cơ sở giáo dục mầm non khi thực hiện phổ cập.

Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần cân nhắc quy định chính sách chung cho đối tượng trẻ em 3 đến 5 tuổi, không phải đề xuất chính sách riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể.

Việc ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là rất cấp thiết- Ảnh 5.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng

Thống nhất với sự cần thiết ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non

Qua thảo luận, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với sự cần thiết ban hành Nghị quyết; cho rằng việc ban hành Nghị quyết sẽ thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, nhất là Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; tạo điều kiện cho trẻ em 3 đến 5 tuổi được đến trường, nhằm phát triển toàn diện, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, hình thức và nội dung của dự thảo Nghị quyết còn sơ sài, cần bổ sung và hoàn thiện thêm. Tờ trình của Chính phủ cần làm rõ tính khả thi của mục tiêu "hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo vào năm 2030"; các chính sách cửa dự thảo Nghị quyết cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đề ra và tương ứng với một Nghị quyết của Quốc hội.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị quyết cũng cần nêu rõ chỉ tiêu, lộ trình, phân kỳ cụ thể khi thực hiện; rà soát lại các nội dung, kỹ thuật văn bản để các quy định đảm bảo nhất quán, dễ hiểu, thể hiện các chính sách theo hướng tổng thể hơn.

Việc ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là rất cấp thiết- Ảnh 6.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh

Phát biểu kết thúc nội dung Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, chủ động, tích cực của Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các cơ quan có liên quan trong quá trình thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết; đồng thời khẳng định Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội rất quan tâm đến việc thể chế hóa các chủ trương về giáo dục, đặc biệt liên quan đến đối tượng trẻ em từ 3 đến 5 tuổi.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị các cơ quan phối hợp làm rõ: Đến năm 2030 có đạt được mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi hay không; tính vượt trội của các chính sách trong dự thảo Nghị quyết khi đặt trong tổng thể các chính sách chung về giáo dục hiện có; tính khả thi về nguồn lực con người và kinh phí, lộ trình thực hiện dự thảo Nghị quyết trong bối cảnh thực hiện các chủ trương, chính sách chung về giáo dục trong thời gian tới.

Cùng với đó, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần tính toán, rà soát kỹ lưỡng các chính sách của dự thảo Nghị quyết để tránh chồng lấn với các chính sách về giáo dục hiện hành; trên cơ sở các góp ý sơ bộ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị Chính phủ tiếp tục phối hợp với các cơ quan hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, Ủy ban Văn hóa và Xã hội chịu trách nhiệm thẩm tra chính thức dự thảo Nghị quyết này.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi