Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng Giáo dục Mầm non

30/03/2025 09:00

(Chinhphu.vn) - Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT ngày 19/3/2025 của Bộ GDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng Giáo dục Mầm non

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT ngày 19/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. 

Theo Bộ GDĐT, những điều chỉnh này nhằm tăng cường tính minh bạch, công bằng và nâng cao chất lượng tuyển sinh.

Không còn xét tuyển sớm; phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 để xét tuyển

Theo Quy chế mới, sẽ không còn xét tuyển sớm. Thực tế những năm qua cho thấy, khi áp dụng xét tuyển sớm làm cho kỳ tuyển sinh kéo dài, thí sinh phải đi xin xác nhận kết quả học tập cấp trung học phổ thông (THPT) gửi nhiều cơ sở đào tạo dẫn tới tốn kém nguồn lực xã hội. 

Đặc biệt, nhiều cơ sở đào tạo gọi trúng tuyển sớm số lượng rất lớn nhưng số thí sinh nhập học rất ít, cho thấy việc xét tuyển sớm không hiệu quả.

Bên cạnh đó, khi các cơ sở đào tạo xét tuyển sớm sử dụng kết quả học tập từ 1 đến 5 kỳ học tập THPT mà không sử dụng kết quả cả năm học lớp 12 (học kỳ 2) đã làm ảnh hưởng đến quá trình học tập và thi tốt nghiệp THPT của học sinh, từ đó ảnh hưởng tới năng lực học tập ở bậc đại học. 

Do vậy, để bảo đảm học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức nền tảng cần thiết theo học chương trình đại học, từ năm nay Quy chế quy định không còn xét tuyển sớm.

Quy chế mới cũng quy định khi sử dụng kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh. 

Ngoài ra, nhằm bảo đảm sự đóng góp của kết quả học tập cả năm lớp 12 không quá thấp trong khi tính điểm xét, Quy chế quy định trọng số tính điểm xét của kết quả học năm lớp 12 không dưới 25%.

Công khai quy tắc quy đổi tương đương điểm trúng tuyển để bảo đảm công bằng, minh bạch

Quy chế mới quy định, cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển theo hướng dẫn chung của Bộ GDĐT. 

Như vậy, các trường không phải phân bổ chỉ tiêu cho các phương thức xét tuyển tránh được những rủi ro khi xét tuyển theo chỉ tiêu của từng phương thức như độ lệch điểm giữa các phương thức quá lớn, có phương thức điểm trúng tuyển rất cao, điểm trúng tuyển học bạ thấp hơn điểm trúng tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT…

Bên cạnh đó, để bảo đảm cho thí sinh có đầy đủ thông tin trong quá trình đăng ký xét tuyển, Quy chế quy định quy tắc quy đổi tương đương phải được công bố công khai muộn nhất cùng thời gian công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào.

Thí sinh không cần chọn mã phương thức, mã tổ hợp… chỉ cần xác định rõ chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo và cơ sở đào tạo mong muốn theo học để quyết định đăng ký. Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GDĐT sẽ sử dụng phương thức có kết quả cao nhất của thí sinh để xét tuyển.

Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển

Năm 2025 là năm đầu tiên khoá học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) dự thi tốt nghiệp THPT. Bộ GDĐT đã ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, trong đó tăng số môn thi học sinh có thể lựa chọn. 

Vì vậy, để bảo đảm cơ hội trúng tuyển cho học sinh đến từ các vùng, miền khác nhau, Quy chế bỏ yêu cầu chương trình đào tạo, mỗi ngành, mỗi chương trình có tối đa 4 tổ hợp xét tuyển; không giới hạn số tổ hợp xét tuyển.

Tuy nhiên, nhằm bảo đảm chất lượng và nền tảng kiến thức cần thiết để học bậc đại học, Quy chế quy định tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp, trong đó phải có môn Toán hoặc Ngữ văn với trọng số tính điểm xét không dưới 25%. 

Từ năm 2026 số môn chung của các tổ hợp phải đóng góp ít nhất 50% trọng số tính điểm xét.

Sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp để quy đổi thành điểm môn ngoại ngữ trong xét tuyển

Một vài năm qua, có thực trạng một số cơ sở đào tạo lạm dụng việc sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ trong quá trình xét tuyển, thậm chí sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ như là tiêu chí quyết định đến cơ hội trúng tuyển của thí sinh; trong khi đó, việc tiếp cận để được cấp các chứng chỉ ngoại ngữ có sự khác biệt giữa học sinh các vùng, miền. 

Do vậy, Quy chế mới quy định các trường có thể quy đổi các chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm môn ngoại ngữ để đưa vào tổ hợp môn xét tuyển, nhưng điểm môn ngoại ngữ được quy đổi từ các chứng chỉ ngoại ngữ có trọng số tính điểm xét không được vượt quá 50%.

Với quy định này, thí sinh vẫn có thể sử dụng tối đa thế mạnh của mình để tăng cơ hội trúng tuyển đại học nhưng vẫn bảo đảm công bằng.

Tổng điểm cộng không vượt quá 10% mức điểm tối đa của thang điểm xét

Bên cạnh thực trạng có thể mất công bằng trong tuyển sinh do lạm dụng xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ, việc quy định tổng điểm cộng (điểm cộng, điểm thưởng, điểm khuyến khích) đối với các thành tích, các chứng chỉ khác nhau của thí sinh (quá) lớn cũng có thể dẫn tới mất công bằng với các thí sinh không có điểm cộng (vì lý do khách quan, không phải vì năng lực) cùng xét tuyển. 

Vì vậy, Quy chế đưa ra giới hạn tổng điểm cộng không vượt quá 10% mức điểm tối đa của thang điểm xate tuyển (ví dụ với thang điểm 30, tối đa là 3 điểm) để tạo cơ hội công bằng hơn trong xét tuyển. 

Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo vẫn có điểm cộng dựa trên đặc thù của cơ sở đào tạo, của yêu cầu đầu vào và khai thác tối đa thế mạnh riêng của thí sinh.

Mỗi thí sinh đều có cơ hội đạt mức điểm tối đa của thang điểm xét nhưng không có thí sinh nào có điểm xét (tất cả các loại điểm cộng, điểm ưu tiên) vượt quá mức điểm tối đa này.

Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng Giáo dục Mầm non- Ảnh 1.

TOÀN VĂN THÔNG TƯ SỐ 06/2025/TT-BGDĐT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY CHẾ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC

Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng Giáo dục Mầm non- Ảnh 2.

Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng Giáo dục Mầm non- Ảnh 3.

Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng Giáo dục Mầm non- Ảnh 4.

Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng Giáo dục Mầm non- Ảnh 5.

Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng Giáo dục Mầm non- Ảnh 6.

Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng Giáo dục Mầm non- Ảnh 7.

Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng Giáo dục Mầm non- Ảnh 8.

Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng Giáo dục Mầm non- Ảnh 9.

Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng Giáo dục Mầm non- Ảnh 10.

Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng Giáo dục Mầm non- Ảnh 11.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi