Đề xuất nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp cơ sở

29/03/2025 09:36

(Chinhphu.vn) - Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp cơ sở.

Đề xuất nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp cơ sở

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp cơ sở (Điều 21)

1. Ủy ban nhân dân xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Ủy ban nhân dân xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b khoản 1, các điểm a, b, c khoản 2, các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 19 của Luật này và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

b) Tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và các nguồn lực khác để thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn;

c) Thực hiện quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, quản trị hiện đại, trong sạch, công khai, minh bạch, phục vụ Nhân dân;

d) Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình; quyết định thành lập, tổ chức lại, thay đổi tên gọi, giải thể và quy định tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình;

đ) Quản lý biên chế công chức trong các cơ quan hành chính của chính quyền địa phương cấp mình, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý, số lượng người làm việc ở các tổ chức cộng đồng dân cư trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên;

e) Tổ chức thực hiện liên kết vùng và quy hoạch tỉnh theo chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương cấp tỉnh; quyết định việc thực hiện quy hoạch xã, thực hiện liên kết, hợp tác giữa các đơn vị hành chính cấp cơ sở theo quy định của pháp luật;

g) Thực hiện các nhiệm vụ về tài chính, ngân sách, đầu tư trên địa bàn; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách cấp mình; quản lý các nguồn vốn đầu tư được giao thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

h) Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

i) Ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp mình;

k) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Ủy ban nhân dân phường thuộc tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Theo điểm a, b khoản 1 Điều 20 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi):

1. Hội đồng nhân dân phường thuộc tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 của Luật này và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Quyết định quy hoạch không gian đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền địa phương cấp tỉnh, bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển đô thị, quy hoạch chung của chính quyền địa phương cấp tỉnh;

b) Quyết định các biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc điểm của đô thị theo quy định của pháp luật.

a) Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 20 của Luật này và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

b) Quyết định và tổ chức thực hiện quy hoạch không gian đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền địa phương cấp tỉnh, bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển đô thị, quy hoạch chung của chính quyền địa phương cấp tỉnh;

c) Thực hiện liên kết, hợp tác phát triển về kinh tế, hạ tầng, giao thông, môi trường với các chính quyền địa phương cấp cơ sở lân cận theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự phát triển đồng bộ, hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn;

d) Thực hiện thu phí, lệ phí trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền địa phương cấp tỉnh, sử dụng nguồn thu để đầu tư phát triển đô thị và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc điểm của đô thị theo quy định của pháp luật;

e) Ban hành quy chế quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị, tổ chức thực hiện chương trình cải tạo, chỉnh trang, phát triển đô thị theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền địa phương cấp tỉnh; quản lý hệ thống công trình ngầm đô thị, công trình trên cao, đảm bảo sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên không gian đô thị theo quy định của pháp luật.

3. Ủy ban nhân dân phường thuộc thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành nghị quyết về biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc điểm của đô thị theo quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

b) Tổ chức thực hiện quy hoạch không gian đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền địa phương thành phố, bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển đô thị, quy hoạch chung của chính quyền địa phương thành phố;

c) Thực hiện liên kết, hợp tác phát triển về kinh tế, hạ tầng, giao thông, môi trường với các phường lân cận theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự phát triển đồng bộ, thống nhất, hài hòa của đô thị;

d) Thực hiện thu phí, lệ phí trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền địa phương cấp tỉnh, sử dụng nguồn thu để đầu tư phát triển đô thị và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc điểm của đô thị theo quy định của pháp luật;

e) Thực hiện các chính sách về nhà ở, cải tạo chung cư cũ, phát triển nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của thành phố;

g) Thực hiện quy chế quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị, tổ chức thực hiện chương trình cải tạo, chỉnh trang, phát triển đô thị; quản lý hệ thống công trình ngầm đô thị, công trình trên cao, đảm bảo sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên không gian đô thị theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.

3. Ủy ban nhân dân phường thuộc thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành nghị quyết về biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc điểm của đô thị theo quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

b) Tổ chức thực hiện quy hoạch không gian đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền địa phương thành phố, bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển đô thị, quy hoạch chung của chính quyền địa phương thành phố;

c) Thực hiện liên kết, hợp tác phát triển về kinh tế, hạ tầng, giao thông, môi trường với các phường lân cận theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự phát triển đồng bộ, thống nhất, hài hòa của đô thị;

d) Thực hiện thu phí, lệ phí trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền địa phương cấp tỉnh, sử dụng nguồn thu để đầu tư phát triển đô thị và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc điểm của đô thị theo quy định của pháp luật;

e) Thực hiện các chính sách về nhà ở, cải tạo chung cư cũ, phát triển nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của thành phố;

g) Thực hiện quy chế quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị, tổ chức thực hiện chương trình cải tạo, chỉnh trang, phát triển đô thị; quản lý hệ thống công trình ngầm đô thị, công trình trên cao, đảm bảo sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên không gian đô thị theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.

Các điểm a, b khoản 1, các điểm a, b, c khoản 2, các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 19 (Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã) của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi):

1. Trong tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật:

a) Quyết định biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên ở địa bàn;

b) Quyết định chính sách để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

2. Trong lĩnh vực tổ chức bộ máy, công chức, công vụ và xây dựng chính quyền:

a) Quyết định thành lập, tổ chức lại, thay đổi tên gọi, giải thể cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật;

b) Quyết định biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan của chính quyền địa phương cấp mình, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao; quyết định cụ thể số lượng người làm việc ở các tổ chức cộng đồng dân cư trên địa bàn theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền;

c) Xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp mình;

3. Trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch, tài chính, ngân sách, đầu tư; liên kết, hợp tác giữa các đơn vị hành chính cơ sở

a) Quyết định biện pháp, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy hoạch, kế hoạch của chính quyền địa phương cấp tỉnh và quy hoạch xã đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;

c) Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, công trình công cộng trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

d) Quyết định các biện pháp thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa các đơn vị hành chính vấp cơ sở theo quy định của pháp luật;

đ) Quyết định chủ trương, biện pháp nhằm huy động nguồn lực từ nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

4. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số:

a) Quyết định biện pháp, chương trình, đề án về phát triển công nghệ, thông tin, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên địa bàn;

b) Quyết định biện pháp xây dựng chính quyền địa phương số, kinh tế số, xã hội số ở địa bàn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của chính quyền địa phương cấp mình và cung ứng dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

5. Trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, môi trường, nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, xây dựng và giao thông:

a) Quyết định biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Quyết định biện pháp phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, xây dựng và giao thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

c) Quyết định chương trình, biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

6. Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, dân tộc và tôn giáo:

a) Quyết định chương trình, biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, an sinh xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Quyết định biện pháp để thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tổ chức lực lượng dân quân tự vệ; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm quyền con người, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp lật khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

c) Quyết định biện pháp để thực hiện các chính sách về dân tộc, tôn giáo tại địa bàn; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi