Tuyển sinh Đại học 2023: Những điều thí sinh cần lưu ý để tránh bị thiệt thòi

11/03/2023 13:11

(Chinhphu.vn) - Thí sinh lưu ý không cần nhập học sớm nếu các trường yêu cầu. Không có bất cứ trường nào được ép thí sinh nhập học sớm và các em hoàn toàn có thể đợi đến đợt xét tuyển chung, lựa chọn nguyện vọng ưu tiên nhất.

Tuyển sinh Đại học 2023: Những điều thí sinh cần lưu ý để tránh bị thiệt thòi - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn

Rút ngắn thời gian tuyển sinh đợt 1 để sinh viên có thể nhập học ngay đầu tháng 9

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn vừa có một số trao đổi liên quan đến tuyển sinh đại học năm nay.

Theo đó, Quy chế Tuyển sinh đại học năm 2023 cơ bản ổn định như năm 2022. Một số điều khoản có hiệu lực từ năm 2023 như điểm ưu tiên với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ giảm dần.

Bên cạnh đó, năm 2023, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các cơ sở đào tạo phân tích, thống kê kết quả của các phương thức xét tuyển; đánh giá kết quả học tập của học sinh theo phương thức xét tuyển; loại bỏ các phương thức không hiệu quả; có phương án đảm bảo công bằng giữa các phương thức xét tuyển; phải đưa đúng, đủ, chính xác thông tin thí sinh trúng tuyển sớm theo quy định; nghiên cứu sử dụng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT làm điều kiện sơ tuyển.

Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thiện quy trình tuyển sinh, rút ngắn thời gian tuyển sinh đợt 1 để sinh viên có thể nhập học ngay đầu tháng 9.

Đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển

Bộ GD&ĐT tiếp tục nâng cấp hệ thống áp dụng công nghệ để hạn chế các nhầm lẫn của thí sinh; tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh, hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá tình đăng ký xét tuyển, đơn giản hóa giao diện đăng ký xét tuyển. Thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống chỉ theo ngành đào tạo.

Cùng với đó, Bộ GD&ĐT cũng bổ sung chức năng để các cơ sở đào tạo cập nhật kết quả điểm đánh giá năng lực, đánh giá tư duy… (nếu có) lên hệ thống. 

Các cơ sở đào tạo có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển, giảm thiểu tối đa việc phải tổ chức xét tuyển sớm. 

Đơn giản hoá việc đăng ký xét tuyển, thí sinh đăng ký xét tuyển theo mã xét tuyển/ngành, giảm tối đa nhầm lẫn.

Những điều chỉnh trong năm nay tập trung vào kỹ thuật để giảm thiểu những sai sót, bên cạnh đó, các trường đại học cũng có thêm dữ liệu tin cậy hơn để xét tuyển.

Thí sinh lưu ý không cần nhập học sớm

Về việc xét tuyển sớm, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh dù các trường Đại học có quy chế xét tuyển sớm nhưng không thể yêu cầu thí sinh nhập học chính thức cũng như không được công bố danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức sớm.

Việc xét tuyển chính thức phải chờ kết quả tốt nghiệp THPT, lịch nhập học phải theo quy trình chung của Bộ GD&ĐT để đảm bảo quyền lợi, cơ hội của thí sinh.

Khi các trường cho thí sinh nhập học sớm, các em sẽ phải phân vân xem lựa chọn nhập học theo kết quả này hay chờ kết quả thi tốt nghiệp THPT và các phương thức khác. Vì vậy, nhiều thí sinh có thể thể bở lỡ những cơ hội khác đáng ra cần ưu tiên hơn.

Thí sinh lưu ý không cần nhập học sớm nếu các trường yêu cầu. Không có bất cứ trường nào được ép thí sinh nhập học sớm và các em hoàn toàn có thể đợi đến đợt xét tuyển chung, lựa chọn nguyện vọng ưu tiên nhất.

Không nhất thiết phải tham gia nhiều kỳ thi

Về một số ý kiến cho rằng việc có nhiều kỳ thi riêng để xét tuyển đại học đang gia tăng áp lực cho thí sinh, theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, các trường tổ chức kỳ thi riêng tùy theo nhu cầu tuyển sinh, đặc thù của từng lĩnh vực. 

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các trường dù tuyển sinh theo phương thức nào, sử dụng kết quả các kỳ thi riêng hay dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT thì cần đánh giá, phân tích tương quan giữa các phương thức, kết quả tuyển sinh, kết quả học tập.

Từ đó sẽ rút được kinh nghiệm, đưa ra các phương thức phù hợp, bảo đảm công bằng cho thí sinh và chất lượng đầu vào.

Năm nay có khoảng 8-10 kỳ thi riêng nhưng các kỳ thi này phân bổ cả 2 miền. Từng vùng miền chia ra theo lĩnh vực, như kỳ thi đánh giá năng lực của 2 đại học quốc gia mang tính phổ quát hơn, kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội tập trung vào khối khoa học kỹ thuật, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội cũng tập trung vào khối ngành sư phạm.

"Thí sinh không nhất thiết phải tham gia nhiều kỳ thi. Các em chỉ cần tham gia 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT và 1 kỳ thi riêng là đủ. Bên cạnh đó, kỳ thi nào cũng sẽ tập trung đánh giá năng lực, kết quả học tập bậc phổ thông, do đó, tham gia nhiều kỳ thi sẽ tạo thêm áp lực cho các em", Thứ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi