Học viện Ngân hàng tuyển 3514 chỉ tiêu
Phương thức tuyển sinh
Xét tuyển thẳng
Học viện Ngân hàng xét tuyển thẳng vào các ngành đào tạo trình độ đại học hệ chính quy các đối tượng quy định tại Quy chế tuyển sinh, cụ thể như sau:
1. Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được tuyển thẳng vào các ngành, chương trình do Học viện Ngân hàng quy định trong Đề án tuyển sinh hàng năm.
2. Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng.
3. Giám đốc Học viện Ngân hàng căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp quy định dưới đây (trường hợp cần thiết kèm theo điều kiện thí sinh phải học 01 năm bổ sung kiến thức trước khi vào học chính thức):
a) Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, có khả năng theo học một số ngành của Học viện Ngân hàng nhưng không có khả năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường;
b) Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;
c) Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT
Học viện Ngân hàng dự kiến dành 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này.
a) Tiêu chí xét tuyển: Dựa trên năng lực học tập của thí sinh căn cứ vào kết quả học tập trong 03 năm học THPT.
b) Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển: Thí sinh có học lực Giỏi năm lớp 12 và có điểm trung bình cộng 03 năm học (năm học lớp 10, lớp 11 và lớp 12) của từng môn học thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt từ 8.0 trở lên.
c) Cách tính điểm xét tuyển
- Với các chương trình đào tạo chuẩn và chương trình đào tạo liên kết quốc tế: Điểm xét tuyển được tính trên thang điểm 30, cụ thể:
Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Điểm cộng khuyến khích + Điểm ưu tiên
- Với các chương trình Chất lượng cao: Điểm xét tuyển được tính trên thang điểm 40, trong đó nhân đôi điểm đối với môn Toán, cụ thể:
Điểm xét tuyển = M1 x 2 + M2 + M3 + Điểm cộng khuyến khích quy đổi + Điểm ưu tiên quy đổi
Điểm cộng khuyến khích quy đổi = Điểm cộng khuyến khích x 4/3
Điểm ưu tiên quy đổi = Điểm ưu tiên x 4/3
Trong đó:
- M1, M2, M3: là điểm trung bình cộng 03 năm học của các môn học thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân (sau dấu phẩy hai số). Đối với các tổ hợp có môn Toán, quy ước M1 là môn Toán.
- Điểm cộng khuyến khích:
+ Nhóm 1: Thí sinh đạt giải khuyến khích trong cuộc thi học sinh giỏi quốc gia: cộng 3.0 điểm
+ Nhóm 2: Thí sinh đạt giải trong cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố: Mức điểm cộng đối với các giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích tương ứng là 3.0, 2.5, 2.0 và 1.5 điểm.
+ Nhóm 3: Thí sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên: cộng 1.5 điểm
Lưu ý: Một thí sinh có thể thuộc nhiều nhóm cộng khuyến khích khác nhau. Khi đó, điểm cộng khuyến khích sẽ bao gồm tổng điểm của các nhóm mà thí sinh thuộc diện
cộng khuyến khích. Với nhóm 2, nếu thí sinh đạt nhiều giải sẽ chỉ tính một điểm cộng khuyến khích tương ứng với mức giải cao nhất.
- Điểm ưu tiên: điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
d) Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Xét tuyển dựa trên Chứng chỉ quốc tế
Học viện Ngân hàng dự kiến dành 15% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này.
a) Tiêu chí xét tuyển: Dựa trên năng lực tư duy, năng lực ngoại ngữ và kết quả học tập của thí sinh.
b) Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển: Thí sinh có học lực Giỏi năm lớp 12 và có một trong các chứng chỉ sau (chứng chỉ còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển):
+ Chứng chỉ SAT từ 1200 điểm trở lên.
+ Chứng chỉ IELTS (Academic) đạt từ 6.0 trở lên.
+ Chứng chỉ TOEFL iBT từ 72 điểm trở lên.
c) Cách tính điểm xét tuyển
Điểm xét tuyển = Điểm CCQT quy đổi x 3 + Điểm cộng khuyến khích + Điểm ưu tiên.
Trong đó:
- Điểm CCQT quy đổi là điểm của chứng chỉ quốc tế tương ứng được quy đổi theo thang điểm 10, cụ thể như sau:
- Điểm ưu tiên: điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo Quy chế tuyển sinh hiện
hành.
- Điểm cộng khuyến khích:
+ Nhóm 1: Thí sinh đạt giải khuyến khích trong cuộc thi học sinh giỏi quốc
gia: cộng 3.0 điểm.
+ Nhóm 2: Thí sinh đạt giải trong cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố:
Mức điểm cộng đối với các giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích tương ứng là 3.0, 2.5, 2.0
và 1.5 điểm.
+ Nhóm 3: Thí sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên: cộng 1.5 điểm
Lưu ý: Một thí sinh có thể thuộc nhiều nhóm cộng khuyến khích khác nhau. Khi
đó, điểm cộng khuyến khích sẽ bao gồm tổng điểm của các nhóm mà thí sinh thuộc diện
cộng khuyến khích. Với nhóm 2, nếu thí sinh đạt nhiều giải sẽ chỉ tính một điểm cộng
khuyến khích tương ứng với mức giải cao nhất.
d) Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến
hết chỉ tiêu.
Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực
Học viện Ngân hàng dự kiến dành 15% tổng chỉ tiêu cho phương thức này.
Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT
a) Tiêu chí xét tuyển: Dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT năm 2024.
b) Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển: Thí sinh đạt học lực Giỏi năm lớp 12.
c) Cách tính điểm xét tuyển:
Điểm xét tuyển = M1+M2+M3 + Điểm cộng khuyến khích quy đổi + Điểm ưu tiên quy đổi
Trong đó:
- M1, M2, M3: Là điểm bài thi V-SAT các môn thi thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển.
- Điểm cộng khuyến khích quy đổi = Điểm cộng khuyến khích x 5
(Do quy đổi từ thang điểm 30 sang thang điểm 150 của bài thi V-SAT)
- Điểm cộng khuyến khích
+ Nhóm 1: Thí sinh đạt giải khuyến khích trong cuộc thi học sinh giỏi quốc gia: cộng 3.0 điểm
+ Nhóm 2: Thí sinh đạt giải trong cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố: mức điểm cộng đối với các giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích tương ứng là 3.0, 2.5, 2.0 và 1.5 điểm.
+ Nhóm 3: Thí sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên: cộng 1.5 điểm
Lưu ý: Một thí sinh có thể thuộc nhiều nhóm cộng khuyến khích khác nhau. Khi đó, điểm cộng khuyến khích sẽ bao gồm tổng điểm của các nhóm mà thí sinh thuộc diện cộng khuyến khích. Với nhóm 2, nếu thí sinh đạt nhiều giải sẽ chỉ tính một điểm cộng khuyến khích tương ứng với mức giải cao nhất.
- Điểm ưu tiên quy đổi = Điểm ưu tiên theo Quy chế tuyển sinh x 5
(Do quy đổi từ thang điểm 30 sang thang điểm 150 của bài thi V-SAT)
d) Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội (HSA)
a) Tiêu chí xét tuyển: Dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội (HSA)
b) Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển: Thí sinh đạt học lực Giỏi năm lớp 12 và có kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội HSA đạt từ 85 điểm trở lên.
c) Cách tính điểm xét tuyển:
Điểm xét tuyển = Điểm bài thi HSA + Điểm cộng khuyến khích quy đổi + Điểm ưu tiên quy đổi
Trong đó:
- Điểm cộng khuyến khích quy đổi = Điểm cộng khuyến khích x 5
Do quy đổi từ thang điểm 30 sang thang điểm 150 của bài thi HSA)
- Điểm cộng khuyến khích
+ Nhóm 1: Thí sinh đạt giải khuyến khích trong cuộc thi học sinh giỏi quốc gia: cộng 3.0 điểm
+ Nhóm 2: Thí sinh đạt giải trong cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố: mức điểm cộng đối với các giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích tương ứng là 3.0, 2.5, 2.0 và 1.5 điểm.
+ Nhóm 3: Thí sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên: cộng 1.5 điểm
Lưu ý: Một thí sinh có thể thuộc nhiều nhóm cộng khuyến khích khác nhau. Khi đó, điểm cộng khuyến khích sẽ bao gồm tổng điểm của các nhóm mà thí sinh thuộc diện cộng khuyến khích. Với nhóm 2, nếu thí sinh đạt nhiều giải sẽ chỉ tính một điểm cộng khuyến khích tương ứng với mức giải cao nhất.
- Điểm ưu tiên quy đổi = Điểm ưu tiên theo Quy chế tuyển sinh x 5
(Do quy đổi từ thang điểm 30 sang thang điểm 150 của bài thi HSA)
d) Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2024
Học viện Ngân hàng dự kiến dành 50% chỉ tiêu cho phương thức này.
a) Tiêu chí xét tuyển: Dựa trên kết quả kỳ thi THPT năm 2024.
b) Điều kiện xét tuyển (ngưỡng đảm bảo chất lượng): Thí sinh có tổng điểm thi THPT 2024 của các môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng chung của Học viện (sẽ thông báo sau khi có kết quả thi THPT 2024).
c) Cách tính điểm xét tuyển:
- Với các chương trình Chất lượng cao: Điểm xét tuyển được tính trên thang điểm 40, trong đó nhân đôi điểm đối với môn Toán, cụ thể:
Điểm xét tuyển = M1x2 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên
- Với các chương trình đào tạo còn lại (bao gồm các chương trình chuẩn và chương trình liên kết quốc tế): Điểm xét tuyển được tính trên thang điểm 30, cụ thể:
Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên
Trong đó:
+ M1, M2, M3: là điểm thi THPT 2024 của các môn học thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển. Đối với các tổ hợp có môn Toán, quy ước M1 là môn Toán.
+ Điểm ưu tiên: điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
d) Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Ngưỡng đầu vào
Đối với phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT 2024: Thí sinh có tổng điểm thi THPT 2024 của 03 môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Học viện (sẽ thông báo sau khi có kết quả thi THPT 2024).
Đối với các phương thức xét tuyển sớm (các phương thức còn lại), ngưỡng đảm bảo chất lượng là điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển tương ứng với từng phương thức xét tuyển.