Cải cách tiền lương: Cần đặc biệt quan tâm tới cán bộ, công chức cơ sở

05/11/2023 10:36

(Chinhphu.vn) - Trong cải cách chính sách tiền lương, cần đặc biệt quan tâm đến tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức cấp cơ sở, cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn và thôn bản.

Cải cách tiền lương: Cần đặc biệt quan tâm tới cán bộ, công chức cơ sở- Ảnh 1.

Đại biểu Đinh Thị Phương Lan: Trong cải cách chính sách tiền lương, cần đặc biệt quan tâm đến tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức cấp cơ sở, cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn và thôn bản.

Đề nghị Chính phủ báo cáo tổng thể nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương

Đại biểu Đinh Thị Phương Lan, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi nêu rõ, năm 2023 làm năm giữa nhiệm kỳ có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện các mục tiêu kế hoạch đề ra về kinh tế - xã hội, tài chính ngân sách đầu tư công trung hạn. Đại biểu nêu rõ một số nội dung cần tiếp tục quan tâm.

Theo đó về kỉ luật quản lý tài chính ngân sách, đề nghị chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thật sự cần thiết và có nguồn đàm bảo; hạn chế tối đa ứng trước dự toán ngân sách, hạn chế tối đa chuyển nguồn, đảm bảo các quỹ tài chính ngoài ngân sách hoạt động hiệu quả, bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và đẩy mạnh phân cấp tạo chủ động cho ngân sách địa phương.

Đại biểu Đinh Thị Phương Lan đề nghị quản lý chặt chẽ nợ công, ưu tiên bố trí chi trả nợ lãi, gốc đúng hạn; đồng tình với việc tăng dự phòng ngân sách, bố trí đủ vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản.

Về cơ cấu vốn, đại biểu Đinh Thị Phương Lan đồng tình với đánh giá của Chính phủ và đồng tình với việc ban hành nghị quyết thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù trong việc đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Tuy nhiên, về cơ cấu ngân sách trung hạn cần cân đối hài hòa hơn giữa kinh tế với văn hóa, y tế, giáo dục, an sinh xã hội và đối ngoại.

Đại biểu Đinh Thị Phương Lan đề nghị tiếp tục tăng cấp vốn tín dụng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, mở rộng đối tượng hỗ trợ, tăng cơ cấu tín dụng. Nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền quy định về tiêu chí, thẩm quyền, nội dung, phạm vi áp dụng nguyên tắc điều hòa vốn đầu tư công để ưu tiên dự án trọng điểm có tác dụng lan tỏa, liên kết vùng, khả năng hấp thụ vốn cao.

Ngoài ra, đại biểu Đinh Thị Phương Lan cũng đề nghị tiếp tục đánh giá thực chất việc đạt mục tiêu nông thôn mới, tỉ lệ giảm nghèo, giảm thiểu tác động của chính sách…

Về cải cách tiền lương, đại biểu Đinh Thị Phương Lan đề nghị Chính phủ báo cáo tổng thể nguồn lực chính sách cải cách tiền lương giai đoạn 2024-2026 và dự báo đến năm 2030.

Đại biểu Đinh Thị Phương Lan cho rằng, trong cải cách chính sách tiền lương, cần đặc biệt quan tâm đến tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức cấp cơ sở, cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn và thôn bản.

Cải cách tiền lương: Cần đặc biệt quan tâm tới cán bộ, công chức cơ sở- Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Thành Nam đề nghị Chính phủ xem xét nghiên cứu bố trí ngân sách đảm bảo ổn định chế độ cho các lực lượng ở cấp cơ sở.

Đề nghị bố trí ngân sách cho địa phương thực hiện tăng lương cơ sở

Đại biểu Nguyễn Thành Nam, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ nhất trí cáo với báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 như báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội. Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ xem xét nghiên cứu bố trí ngân sách đảm bảo ổn định chế độ cho các lực lượng ở cấp cơ sở.

Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2004, đại biểu nhất trí cao với chủ trương tăng bổ sung cân đối ngân sách địa phương; chủ trương này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn ở địa phương.

Trong giai đoạn ngân sách 2022-2025, một số chính sách do trung ương ban hành chưa kịp bố trí trong sách địa phương ngay trong đầu giai đoạn ổn định ngân sách, dẫn đến việc ngay sau khi chính sách có hiệu lực thi hành, các địa phương phải sử dụng nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ khác để kịp thời chi trả chế độ cho đối tượng phù hợp. Đến nay một số chính sách, chế độ mới do trung ương ban hành và thực hiện làm tăng chi ngân sách địa phương rất lớn.

Điều này gây áp lực cho các địa phương rất lớn, cụ thể, chế độ đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố theo quy định tại Nghị định 34 của Chính phủ và nay được thay thế tại Nghị định 33, người hoạt động ở thôn bản, tổ dân phố có không quá 3 chức danh, gồm: bí thư chi bộ, trưởng thôn hoặc tổ trưởng ban công tác mặt trận được hưởng phụ cấp hàng tháng; Trường hợp luật có quy định khác, thực hiện theo quy định của luật đó.

Theo đó, Ngân sách trung ương đã xây dựng mức khoán để đảm bảo cho 3 chức danh nêu trên. Đối với các chức danh còn lại như: thôn đội trưởng, công an viên, y tế thôn bản, ban bảo vệ dân phố, đội trưởng, đội phó dân phòng không thuộc chức danh người hoạt động không chuyên trách ở khu dân cư. Tuy nhiên, các văn bản quy định chế độ chính sách của các chức danh này đang còn hiệu lực.

Để đảm bảo ổn định chế độ chính sách cho các lực được Chính phủ quy định, văn bản đang còn hiệu lực, ngân sách địa phương đang phải bố trí để duy trì, nhằm ổn định an ninh trật tự ở cấp xã và khu dân cư.

Đại biểu cũng nêu thực tế, đối với nguồn vốn đối ứng các Chương trình mục tiêu quốc gia và việc xây dựng trụ sở, trang thiết bị làm việc cho công an các xã, tuy nhiên, các địa phương chưa cân đối được ngân sách, rất khó khăn trong việc đảm bảo nguồn lực để bố trí theo quy định.

Về chính sách tăng lương ở mức cơ sở, đại biểu cho biết nhiều địa phương căn cứ vào tình hình thực tế và nguồn lực ngân sách địa phương đã ban hành một số chính sách cho các đối tượng cụ thể theo lương cơ sở như chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài biên chế do cấp huyện cấp tỉnh đang hợp đồng tại các cơ sở giáo dục công lập để đảm bảo tỷ lệ giáo viên đứng lớp; hay chính sách chi trả phụ cấp cho khuyến nông viên cơ sở; chính sách chi phụ cấp kiêm nhiệm cho Hội đồng Nhân dân các cấp. Mặt khác, thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, nhiều cán bộ dơi dư phải có chính sách hỗ trợ vẫn chưa giải quyết xong...

Đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét đồng ý với đề xuất của Chính phủ tăng bổ sung cân đối cho các địa phương 2% so với dự đoán năm 2023, để giảm bớt khó khăn cho các địa phương đang nhận cân đối từ Ngân sách trung ương./.


Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi