Điều chỉnh tiền lương phải gắn chặt với sắp xếp cán bộ, công chức, kỷ luật công vụ

17/10/2023 07:20

(Chinhphu.vn) - Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, 2 nội dung điều chỉnh tiền lương gắn với vị trí việc làm kỉ luật, kỉ cương công vụ nên cần rà soát sắp xếp cán bộ, công chức để bảo đảm yêu cầu đề ra.

Điều chỉnh tiền lương phải gắn chặt với sắp xếp cán bộ, công chức, kỷ luật công vụ- Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu.

Sáng 16/10/2023, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội.

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cơ bản đồng tình với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, trong đó nội dung thẩm tra sâu sắc đầy đủ. Qua đánh giá cho thấy tình hình kinh tế - xã hội có nhiều tiến bộ, tín hiệu đáng mừng nhưng khả năng hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm khó, cũng như kế hoạch 5 năm đòi hỏi phải có quyết tâm cao.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, từ 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW không chỉ điều chỉnh tiền lương mà gắn với nâng cao chất lượng trách nhiệm đội ngũ cán bộ công chức. Nhấn mạnh, 2 nội dung điều chỉnh tiền lương gắn với vị trí việc làm kỉ luật, kỉ cương công vụ nên cần rà soát sắp xếp cán bộ, công chức để bảo đảm yêu cầu đề ra.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm 2024 là năm tiếp tục thực hiện các đơn vị cấp huyện cấp xã, dự kiến có 35 huyện và trên 1000 xã thuộc diện sắp xếp. 

Về vấn đề này, Bộ Chính trị đã có kết luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nghị quyết, Chính phủ đã có kế hoạch triển khai nhưng qua báo cáo cho thấy một số địa phương đang chậm. 

Do đó, cần đôn đốc đẩy mạnh, giám sát, quán triệt bảo đảm trong Quý 3 phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để sớm triển khai thực hiện không làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như công tác kiện toàn bộ máy nhiệm kỳ tới.

Về giám sát tình hình thực hiện chính sách pháp luật của đơn vị sự nghiệp công lập, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị thời gian tới Chính phủ cần đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật lĩnh vực này. 

Theo báo cáo Chính phủ các cơ chế chính sách chưa được hoàn thiện đầy đủ đồng bộ, nhiều văn bản đang chậm. Doanh nghiệp đổi mới nhiều, bộ máy hành chính đổi mới nhiều nhưng khối đơn vị sự nghiệp công lập còn nhiều việc phải làm, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ.

Điều chỉnh tiền lương phải gắn chặt với sắp xếp cán bộ, công chức, kỷ luật công vụ- Ảnh 2.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Chính phủ và các cơ quan chú ý thêm về hoàn thiện thể chế pháp luật trên tất cả các lĩnh vực. Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 101/2023/QH15 trong đó có yêu cầu rà soát pháp luật trong 22 lĩnh vực và các ý kiến của các đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán. 

Thời gian qua, các cơ quan Chính phủ, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội đã tiến hành rà soát và sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp này và tại Kỳ họp thứ 6 tới sẽ báo cáo Quốc hội thảo luận về nội dung kết quả rà soát pháp luật này. 

Qua kết quả rà soát pháp luật đã làm rõ được vấn đề mà Chủ tịch Quốc hội cũng thường xuyên nói là có hai khuynh hướng: một là có tình trạng cứ không làm được lại “đổ” cho pháp luật và  hai là nói rằng luật tốt rồi, tất cả những trục trặc là do tổ chức thực hiện. 

Qua rà soát, kết quả bước đầu cho thấy pháp luật còn những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, bất cập cần phải tiếp tục hoàn thiện nhưng số lượng ít; phần nhiều vẫn là các văn bản dưới luật như thông tư, nghị định. 

Điều chỉnh tiền lương phải gắn chặt với sắp xếp cán bộ, công chức, kỷ luật công vụ- Ảnh 3.

Một số vấn đề về luật được các cơ quan nêu cơ bản sẽ được giải quyết trong các luật đã đưa vào chương trình, sẽ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp thứ 7. Một số vấn đề đã có trong Chương trình xây dựng pháp luật năm 2024 và theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 cho thấy Chính phủ, của Quốc hội đã nhận thấy những vấn đề về hệ thống pháp luật và dự kiến những vấn đề cần sửa đổi cơ bản ngay từ đầu nhiệm kỳ và hàng năm đều có bổ sung.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định lưu ý công tác rà soát pháp luật cần phải quán triệt cho tất cả các bộ, ngành, các cơ quan và đội ngũ thực thi pháp luật phải làm thường xuyên và tiếp tục rà soát, tiếp tục hoàn chỉnh cả luật và văn bản dưới luật.

Tránh chỗ thu nhập cao, chỗ thu nhập thấp mà nhiệm vụ thực hiện như nhau

Điều chỉnh tiền lương phải gắn chặt với sắp xếp cán bộ, công chức, kỷ luật công vụ- Ảnh 4.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu.

Đồng tình với nhiều nội dung trong báo cáo của Chính phủ cũng như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc ghi nhận nỗ lực của Chính phủ cũng như cơ quan hữu quan trong việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tháo gỡ vướng mắc trong triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. 

Để những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện hiệu quả hơn nữa, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho rằng, không chỉ cần đổi mới phương pháp, cách làm, mà cần thiết kế các cơ chế đặc thù thiết thực, hiệu quả để đẩy mạnh việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như các Chương trình mục tiêu quốc gia. 

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm đồng tình việc cải cách tiền lương theo lộ trình, song đề nghị cần quan tâm, đảm bảo thu nhập phù hợp cho cán bộ cơ sở giữa các ngành, lĩnh vực, tương ứng với trách nhiệm. “Tránh chỗ thu nhập cao, chỗ thu nhập thấp mà nhiệm vụ thực hiện như nhau”, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm lưu ý.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ QUỐC TANG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ QUỐC TANG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.

LỄ VIẾNG, LỄ TRUY ĐIỆU, LỄ AN TÁNG ĐỒNG CHÍ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LỄ VIẾNG, LỄ TRUY ĐIỆU, LỄ AN TÁNG ĐỒNG CHÍ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - THÔNG BÁO LỄ VIẾNG, LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG ĐỒNG CHÍ NGUYỄN PHÚ TRỌNG, TỔNG BÍ THƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.

TÓM TẮT TIỂU SỬ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TÓM TẮT TIỂU SỬ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tóm tắt tiểu sử của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

TOÀN VĂN: Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng

TOÀN VĂN: Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

TOÀN VĂN: Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng

TOÀN VĂN: Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Y tế đề xuất cặp vợ chồng, cá nhân quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi