Thông qua 2 Nghị quyết về bậc, nâng bậc Thẩm phán và chế độ tiền lương của Thẩm phán

06/02/2025 22:41

(Chinhphu.vn) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về bậc, điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc và số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến chế độ tiền lương của Thẩm phán.

Thông qua 2 Nghị quyết về bậc, nâng bậc Thẩm phán và chế độ tiền lương của Thẩm phán- Ảnh 1.

Toàn cảnh Phiên họp

Chiều 6/2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua một số Nghị quyết để triển khai thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024 theo thủ tục rút gọn.

Cùng dự Phiên họp có: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lê Minh Trí, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Trí Tuệ; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Cao Huy…

Đề xuất Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm 3 bậc

Trình bày tóm tắt Tờ trình về việc đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết quy định về bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân, tiền lương của Thẩm phán, Thư ký Tòa án và phụ cấp một số chức danh lãnh đạo theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024, Phó Chánh án Tòa án nhân nhân tối cao Nguyễn Trí Tuệ cho biết, về bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân, “bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân” là tên gọi thể hiện cấp bậc (thứ bậc) của Thẩm phán Tòa án nhân dân tương ứng với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật, theo vị trí việc làm chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc kinh nghiệm, thời gian làm công tác pháp luật.

Thông qua 2 Nghị quyết về bậc, nâng bậc Thẩm phán và chế độ tiền lương của Thẩm phán- Ảnh 2.

Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Trí Tuệ

Phó Chánh án Tòa án nhân nhân tối cao Nguyễn Trí Tuệ nêu rõ, Tòa án nhân dân tối cao đề xuất Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm 3 bậc:

- Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1 (Thẩm phán sơ cấp chuyển xếp sang): có ở Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện); Tòa án quân sự khu vực.

- Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 (Thẩm phán trung cấp chuyển xếp sang): có ở Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh); Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; Tòa án nhân dân cấp huyện; Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực.

- Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3 (Thẩm phán cao cấp chuyển xếp sang): có ở Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; Tòa án quân sự Trung ương; Tòa án quân sự quân khu và tương đương.

Thông qua 2 Nghị quyết về bậc, nâng bậc Thẩm phán và chế độ tiền lương của Thẩm phán- Ảnh 3.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung Phiên họp

Về điều kiện của từng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân, Phó Chánh án Tòa án nhân nhân tối cao nêu rõ, đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý, điều kiện từng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân được xây dựng theo nguyên tắc:

(1) Thẩm phán Tòa án nhân dân ở bậc cao hơn phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân ở bậc thấp hơn liền kề hoặc người được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân lần đầu nhưng có thời gian công tác pháp luật nhiều năm có thể được xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2, bậc 3 (Tòa án nhân dân tối cao đề xuất người có thời gian công tác pháp luật từ 10 năm trở lên có thể được xem xét bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dẫn bậc 2; từ 15 năm trở lên có thể được xem xét bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3);

(2) có năng lực xét xử, giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân tại Tòa án nhân dân tối cao.

Thông qua 2 Nghị quyết về bậc, nâng bậc Thẩm phán và chế độ tiền lương của Thẩm phán- Ảnh 4.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lê Minh Trí dự Phiên họp

Sửa đổi, bổ sung các nghị quyết liên quan đến chế độ tiền lương của Thẩm phán

Liên quan đến Tờ trình về việc đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn Bảng lương chức vụ, Bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát, Phó Chánh án Tòa án nhân nhân tối cao Nguyễn Trí Tuệ nêu rõ, về thang lương của Thẩm phán Tòa án nhân dân, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, hiện nay cả hệ thống chính trị đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và Chính phủ đang nghiên cứu, xây dựng chế độ tiền lương mới theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương. 

Vì vậy, tiền lương của Thẩm phán Tòa án nhân dân cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng đồng bộ trong chế độ, chính sách tiền lương chung của cả hệ thống chính trị.

Do vậy, tại thời điểm hiện nay, trên cơ sở các quy định hiện hành về thang lương của Thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung các nghị quyết liên quan đến chế độ tiền lương của Thẩm phán theo hướng:

- “Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1” xếp vào đối tượng áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án và thuộc Nhóm chức danh loại A1 (tương đương Chuyên viên); 

- “Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2” xếp vào đối tượng áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án và thuộc Nhóm chức danh loại A2 (tương đương lương Chuyên viên chính); 

- “Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3” xếp vào đối tượng áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án và thuộc Nhóm chức danh loại A3 (tương đương lương Chuyên viên cao cấp).

Thông qua 2 Nghị quyết về bậc, nâng bậc Thẩm phán và chế độ tiền lương của Thẩm phán- Ảnh 5.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga

Tán thành với đề xuất về bậc Thẩm phán và bảng lương Thẩm phán

Báo cáo tóm tắt thẩm tra Tờ trình và các dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để triển khai thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, về Tờ trình và dự thảo Nghị quyết quy định về bậc, điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc và số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân, Ủy ban Tư pháp tán thành với đề xuất của TANDTC quy định 03 bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân (gồm bậc 1, bậc 2, bậc 3). 

Ủy ban Tư pháp nhận thấy, việc quy định Thẩm phán TAND bậc 1 (tương đương Thẩm phán sơ cấp), Thẩm phán TAND bậc 2 (tương đương Thẩm phán trung cấp), Thẩm phán TAND bậc 3 (tương đương Thẩm phán cao cấp) là phù hợp với thứ bậc của Thẩm phán theo năng lực, trình độ; cơ bản phù hợp với vị trí việc làm của Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án; kế thừa quy định hiện hành và sự tương quan tương đối với các ngạch của các chức danh tư pháp thuộc cơ quan tư pháp khác.

Về điều kiện của từng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân (các Điều 2, 3 và 4), TANDTC đề xuất quy định điều kiện của Thẩm phán TAND bậc 1, bậc 2, bậc 3. Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành các quy định cụ thể về điều kiện của từng bậc Thẩm phán. 

Đồng thời, đề nghị: (1) Không quy định Chánh án, Phó Chánh án TAND cấp cao, Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương là điều kiện của Thẩm phán TAND bậc 3; 

(2) Đối với Thẩm phán được bổ nhiệm Chánh án TAND cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực; Chánh án TAND cấp tỉnh, Chánh án TAND sơ thẩm chuyên biệt, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương thì Ủy ban Tư pháp cơ bản nhất trí các chức vụ này là điều kiện của bậc Thẩm phán, nhưng đề nghị bổ sung thêm điều kiện có năng lực xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc tương ứng với từng bậc Thẩm phán.

Về Tờ trình và dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1212/2016/UBTVQH13; Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số nội dung tại Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát, Ủy ban Tư pháp tán thành đề xuất của TANDTC về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại “Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát” của Nghị quyết số 730 và Nghị quyết số 1212.

Cụ thể như sau: Thẩm phán bậc 3 thay cho Thẩm phán cao cấp; bổ sung Thẩm phán bậc 3 vào đối tượng áp dụng “Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát”: loại A3; 

Thẩm phán bậc 2 thay cho Thẩm phán cấp tỉnh; Thẩm phán bậc 1 thay cho Thẩm phán cấp huyện; Thư ký viên thay cho Thư ký Tòa án; bổ sung Thư ký viên cao cấp và Thư ký viên chính (vào đối tượng áp dụng “Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát”). 

Tán thành quy định: Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp khi chuyển thành Thẩm phán TAND bậc 3, bậc 2, bậc 1 được chuyển xếp lương tương ứng với hệ số lương đang được hưởng.

Về phụ cấp chức vụ Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng tại Tòa án nhân dân cấp cao (Điều 2), Ủy ban Tư pháp tán thành đề xuất của TANDTC bổ sung phụ cấp chức vụ Vụ trưởng/Phó Vụ trưởng tại TAND cấp cao là 0,9/0,7.

Thông qua 2 Nghị quyết về bậc, nâng bậc Thẩm phán và chế độ tiền lương của Thẩm phán- Ảnh 6.

Với 100% thành viên UBTVQH có mặt biểu quyết tán thành, UBTVQH thông qua 02 Nghị quyết để triển khai thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024

100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua 02 Nghị quyết

Qua thảo luận, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với 02 dự thảo Nghị quyết, trong đó thống nhất Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm 3 bậc; quy định điều kiện của từng bậc và thể hiện thứ bậc của Thẩm phán theo năng lực, trình độ, phù hợp với công tác xét xử tòa án; việc nâng bậc Thẩm phán Tòa nhân dân được thực hiện qua việc xét nâng bậc; về số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân có tăng nhưng không vượt quá tổng số biên chế được giao…

Tại Phiên họp, với 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua 02 Nghị quyết để triển khai thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024, gồm:

(1) Nghị quyết về bậc, điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc và số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân;

(2) Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 1212/2016/UBTVQH13 ngày 13 tháng 6 năm 2016 và Nghị quyết số 730/2004/UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn Bảng lương chức vụ, Bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

TOÀN VĂN: Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM có hiệu lực từ 14/2/2025

TOÀN VĂN: Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM có hiệu lực từ 14/2/2025

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2025, Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã, đường thôn thuộc địa bàn quản lý.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi