Sửa Bộ luật Hình sự: Cần quy định rõ ràng, thể hiện quan điểm 'không hình sự hóa các quan hệ kinh tế'

21/05/2025 11:25

(Chinhphu.vn) - Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng, thể hiện quan điểm "không hình sự hóa các quan hệ kinh tế".

Sửa Bộ luật Hình sự: Cần quy định rõ ràng, thể hiện quan điểm 'không hình sự hóa các quan hệ kinh tế'- Ảnh 1.

Các đại biểu thảo luận tại Tổ 13.

Thảo luận tại Tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, đại biểu kiến nghị quy định rõ ràng, thể hiện quan điểm "không hình sự hóa các quan hệ kinh tế".

Cần phân định rõ hành vi vi phạm hành chính và vi phạm đến mức phải khởi tố

Cho ý kiến tại Tổ 13 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hậu Giang, Bắc Ninh, Lào Cai, Đắk Lắk), các đại biểu cơ bản nhất trí với các nội dung sửa đổi theo Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.

Từ thực tiễn tham gia quá trình xây dựng, trình Quốc hội về Luật Địa chất và khoáng sản, dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang cho biết có một số nội dung vướng mắc liên quan đến Bộ luật Hình sự, đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ để kết hợp trong sửa đổi, bổ sung lần này nhằm hoàn thiện các quy định cần thiết, bảo đảm phù hợp với thực tiễn.

Cụ thể, theo đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Điều 227 quy định về việc nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung trong giấy phép. 

Tuy nhiên, việc phân định giữa các hành vi vi phạm hành chính và vi phạm pháp luật đến mức phải khởi tố hình sự còn chưa rõ ràng.

Việc các cơ quan chức năng tuyệt đối hóa các con số về trữ lượng, chất lượng khoáng sản được ghi trong Giấy phép khai thác khoáng sản để xem xét xử lý vi phạm (hành vi khai thác không đúng nội dung giấy phép tại Điều 227) với doanh nghiệp là chưa phù hợp với bản chất, đặc điểm của đối tượng quản lý.

Sửa Bộ luật Hình sự: Cần quy định rõ ràng, thể hiện quan điểm 'không hình sự hóa các quan hệ kinh tế'- Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang phát biểu.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nêu ví dụ, các hành vi như: khai thác vượt công suất, vượt trữ lượng, không lập thiết kế mỏ, không thuê đất, không có xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường… các hành vi này không gây thất thu hay thất thoát cho ngân sách nhà nước mà bản chất là các hành vi về mặt kỹ thuật và thủ tục hành chính.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước đã bị khởi tố hình sự do những vấn đề liên quan đến nội dung giấy phép khai thác, như vượt quá diện tích khai thác, vượt quá trữ lượng được phép khai thác...

Qua các hội thảo trong quá trình xây dựng Luật Địa chất và khoáng sản, các tổ chức quốc tế cho rằng pháp luật nước ta quá chặt chẽ khi áp dụng quy định xử lý hình sự đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản và phần nào đó sẽ ảnh hưởng tới môi trường đầu tư. 

Theo đó, pháp luật của các nước không quy định xử lý hình sự với doanh nghiệp khai thác khoáng sản chỉ trừ khi gây sự cố môi trường, an toàn lao động nghiêm trọng hoặc trốn thuế, gian lận thương mại.

Dẫn Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho biết, trong Nghị quyết đã định hướng sửa đổi quy định pháp luật hình sự, tố tụng, dân sự theo hướng ưu tiên áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế trước cho phép doanh nghiệp khắc phục hậu quả. 

Trường hợp thực tiễn có thể áp dụng xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự khi đã có quy định xử lý hành chính thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự, thể hiện rõ quan điểm “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế”.

Do vậy đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đề nghị cần xem xét, sửa đổi Điều 227 theo hướng chỉ xử lý hình sự với hành vi “khai thác không đúng nội dung giấy phép” khi “gây sự cố môi trường; làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người”.

Bên cạnh nội dung trên, đại biểu cũng đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát các quy định tại Điều 356, Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Điều 360, Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng để làm rõ việc có hay không áp dụng xử lý hình sự đối với trường hợp người thi hành công vụ đã tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật, không có lỗi cố ý và không có động cơ vụ lợi.

Sửa Bộ luật Hình sự: Cần quy định rõ ràng, thể hiện quan điểm 'không hình sự hóa các quan hệ kinh tế'- Ảnh 3.

Đại biểu Nguyễn Như So, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh phát biểu.

Cần cơ chế giám sát độc lập trong thu giữ tài sản bảo đảm

Thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, các đại biểu cho rằng việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định liên quan đến quyền thu giữ, xử lý và hoàn trả tài sản bảo đảm không chỉ góp phần tháo gỡ vướng mắc pháp lý trong thực tiễn xử lý nợ, mà còn là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật, đảm bảo quyền sở hữu và quyền tài sản của người dân, doanh nghiệp theo đúng tinh thần của Hiến pháp và các bộ luật liên quan.

Góp ý cụ thể, đại biểu Nguyễn Như So, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh nêu quan điểm, việc trao quyền cho tổ chức tín dụng được thu giữ tài sản bảo đảm mà không cần thông qua phán quyết của tòa án, như quy định tại Điều 198a, tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền sở hữu – một quyền hiến định được pháp luật bảo vệ tuyệt đối.

Đại biểu lý giải, trong bối cảnh thực tế tại Việt Nam, nhiều tài sản bảo đảm không đơn thuần là vật thế chấp, mà còn gắn liền mật thiết với đời sống dân sinh như nhà ở có người cư trú lâu dài, tài sản thừa kế đang tranh chấp, hay phương tiện mưu sinh duy nhất của hộ gia đình. 

Nếu không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, việc tổ chức tín dụng tiến hành thu giữ trực tiếp, dù có thông báo trước vẫn có thể tạo ra hệ lụy nghiêm trọng, đặc biệt khi xảy ra mâu thuẫn giữa bên bảo đảm và người đồng sở hữu hoặc cư trú thực tế. 

Điều này không chỉ làm phát sinh xung đột xã hội, mà còn tiềm ẩn khả năng vi phạm quyền lợi của các bên liên quan vốn không có tiếng nói trong hợp đồng bảo đảm ban đầu.

Trong khi các cơ quan thi hành án hiện hành vẫn đang đảm nhiệm vai trò trung gian, đảm bảo tính khách quan và hòa giải trong quá trình cưỡng chế tài sản, thì việc trao toàn quyền thu giữ cho bên nhận bảo đảm – vốn cũng là bên có lợi ích trực tiếp trong giao dịch – có thể làm mất đi yếu tố công bằng, làm nghiêng cán cân giữa quyền lực tài chính và quyền dân sự.

“Ban soạn thảo cần cân nhắc bổ sung cơ chế giám sát độc lập, hoặc bắt buộc có sự tham gia của cơ quan tư pháp, nhằm tránh lạm dụng quyền thu giữ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, đặc biệt trong các trường hợp tài sản bảo đảm có yếu tố cư trú, sinh kế hoặc tranh chấp phát sinh”, đại biểu Nguyễn Như So đề nghị.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Định hướng sắp xếp cơ sở y tế, giáo dục và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện

Định hướng sắp xếp cơ sở y tế, giáo dục và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Công văn số 03/CV-BCĐ của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã định hướng đối với đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có y tế, giáo dục).

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi