Nghị quyết số 128/NQ-CP: Bước đi quả cảm và sáng suốt của Chính phủ

03/10/2022 09:00

(Chinhphu.vn) - PGS.TS Vũ Minh Khương cho rằng, Nghị quyết số 128/NQ-CP được Chính phủ ban hành vào tháng 10/2021 là một bước đi quả cảm và sáng suốt. Trong nghiên cứu của ông về động thái phát triển của thế giới trong hơn một năm qua, Việt Nam với Nghị Quyết 128 là một điểm sáng rất đáng trân trọng. Nó vừa không chỉ thể hiện sự sáng suốt và quả cảm của Chính phủ mà cả ý thức trách nhiệm của hệ thống chính trị với cuộc sống của người dân và vận mệnh tương lai của đất nước

Trong khi đó, TS. Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia đánh giá, Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đã tạo ra tiền đề quan trọng cho đất nước thích ứng với phòng chống dịch COVID-19. Đến nay, việc triển khai Nghị quyết 128 là hết sức hiệu quả và thành công.

Nghị quyết số 128/NQ-CP: Bước đi quả cảm và sáng suốt - Ảnh 1.

TS. Trương Văn Phước: 'Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức thận trọng, không bằng lòng với những kết quả đạt được' - Ảnh: VGP/HG

Nghị quyết số 128/NQ-CP: Tiền đề quan trọng đưa đất nước tiến lên phía trước

TS. Trương Văn Phước cho rằng, Nghị quyết số 128/NQ-CP đã nêu các quan điểm, phương pháp thực hiện, đặt mục tiêu sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết, do đó các giải pháp chống dịch rất khoa học và phù hợp với thực tiễn, điều kiện của Việt Nam.

Đặc biệt, Nghị quyết 128 đã phân công chi tiết nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương. 

Chính việc tuân thủ nghiêm ngặt sự phân công đó nhưng cũng rất linh hoạt xem xét diễn biến tình hình dịch, vừa chống dịch lại vừa thực thi các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đưa Việt Nam qua giai đoạn khó khăn, đồng thời mở ra cơ hội phát triển tươi sáng cho tương lai.

Theo TS. Trương Văn Phước, Nghị quyết 128 của Chính phủ không chỉ là một chiến lược thích ứng, linh hoạt cho cả nước ở một thời điểm mà Chính phủ cũng hết sức linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành thời gian vừa qua.

Khó có từ ngữ nào thâu tóm được tinh túy, hồn cốt của một nghị quyết rất quan trọng nhưng nếu đánh giá một cách ngắn gọn thì đó là: Thực hiện Nghị quyết ẤN TƯỢNG, kết quả TÍCH CỰC và vận dụng TRÍ TUỆ.

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/9 cho thấy, GDP 9 tháng năm 2022 tăng trưởng 8,83%, mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay và riêng quý III là 13,67%.

Bên cạnh đó, các cân đối lớn của nền kinh tế như xuất nhập khẩu, xuất siêu hơn 6,5 tỷ USD, xuất khẩu tăng hơn 17%, nhập khẩu tăng 13%, lạm phát chỉ 2,73%, các dòng vốn tiếp tục vào Việt Nam, FDI thực hiện tăng cao nhất trong 5 năm vừa qua...

Với những kết quả kể trên, TS. Trương Văn Phước nhận định năm 2022, chúng ta có thể đạt được tăng trưởng GDP ít nhất là 7,5%.

Ngoài ra, đối với việc ổn định kinh tế vĩ mô thì việc kiểm soát lạm phát hết sức quan trọng. 9 tháng vừa qua, trong khi lạm phát bùng phát cao ở nhiều nước như Mỹ 8-9%, Anh xấp xỉ 9%, đáng mừng là Việt Nam kiềm chế được 2,73% nên trong năm 2022, mức lạm phát của chúng ta cũng sẽ chỉ dưới 4%.

Nghị quyết số 128/NQ-CP: Bước đi quả cảm và sáng suốt - Ảnh 2.

PGS.TS Vũ Minh Khương: Nghị quyết 128 được Chính phủ ban hành vào tháng 10/2021 là một bước đi quả cảm và sáng suốt.

Việt Nam với Nghị quyết số 128/NQ-CP là một điểm sáng rất đáng trân trọng

Cùng nhận định như TS. Trương Văn Phước, PGS.TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore) cho rằng, trong bối cảnh hoành hành tàn khốc của đại dịch COVID-19 và viễn cảnh mờ mịt về khả năng thoát khỏi cuộc khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có này, Nghị quyết 128 được Chính phủ ban hành vào tháng 10/2021 là một bước đi quả cảm và sáng suốt.

"Trả lời phỏng vấn báo chí ở thời điểm đó, tôi coi Nghị quyết này có tác động như Khoán 10 trong nông nghiệp khi Việt Nam bắt đầu công cuộc cải cách.

Bước tiến của một quốc gia trong nỗ lực phát triển được đo bằng hiệu lực của các quyết sách ứng đáp với những thách thức gặp phải trong hành trình đi lên. Quyết sách có hiệu lực cao trước những thách thức nghiệt ngã thường tạo nên những bước tiến vượt bậc. 

Trong nghiên cứu của tôi về động thái phát triển của thế giới trong hơn một năm qua, Việt Nam với Nghị quyết số 128/NQ-CP là một điểm sáng rất đáng trân trọng

Nó vừa không chỉ thể hiện sự sáng suốt và quả cảm của Chính phủ mà cả ý thức trách nhiệm của hệ thống chính trị với cuộc sống của người dân và vận mệnh tương lai của đất nước", PGS.TS Vũ Minh Khương khẳng định.

PGS.TS. Vũ Minh Khương phân tích, để thấy hết ý nghĩa và giá trị của Nghị quyết 128 trong phục hồi và phát triển kinh tế, chúng ta có thể so sánh sức phục hồi hạn chế của các nền kinh tế có nhiều thuận lợi hơn Việt Nam, quy mô kinh tế cũng lớn hơn nhiều nhưng quá cứng nhắc trong kiểm soát đại dịch.

Điều cần nói thêm là, các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam khá lành mạnh trong bối cảnh thế giới chịu những tác động khốc liệt của giá nhiên liệu, tỷ giá USD và gián đoạn chuỗi cung ứng. 

Chẳng hạn, dự trữ ngoại hối vượt mức 100 tỷ USD và tiếp tục tăng bền vững, xuất khẩu dự kiến tăng khoảng 10% so với năm 2021, tỷ giá đồng Việt Nam so với USD ổn định rất tốt so với hầu hết các đồng tiền khác và lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 4% trong năm 2022.

Tiếp tục chủ động trong việc ứng phó với những biến động trên thế giới

Theo TS. Trương Văn Phước, những gì mà nền kinh tế đã đạt được thời gian qua là tiền đề quan trọng để chúng ta tự tin, bình tĩnh, chủ động trong việc ứng phó với những biến động bên ngoài lẫn những khó khăn trong nội tại để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới.

Xung đột lợi ích chính trị, chiến lược phát triển của các quốc gia lớn, biến đổi khí hậu, thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế nhiều biến động… là những bài toán khó đối với một quốc gia như Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh nhiều lần, đó là "dĩ bất biến ứng vạn biến", phải kiên định trong thế giới nhiều biến động, có những thích ứng với những thay đổi. Tuy nhiên, Việt Nam lại hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, vậy chúng ta thích ứng như thế nào?

Theo TS. Trương Văn Phước, cái "bất biến" chính là sự bình tĩnh, tự tin, cẩn trọng, linh hoạt, không chủ quan, duy ý chí mà lắng nghe, huy động sức mạnh của toàn hệ thống chính trị để ứng phó. Đây cũng là kinh nghiệm của Việt Nam từ những năm 1986 khi thực hiện chính sách Đổi mới.

"Hình ảnh Thủ tướng không có ngày nghỉ, lặn lội xuống cơ sở, họp với các bộ, ngành, chính quyền địa phương để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, đã cho thấy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vừa hết sức thận trọng, vừa không bằng lòng với những kết quả đạt được", ông Phước bày tỏ.

Theo ông Phước, ổn định kinh tế vĩ mô được xem là một điều kiện quan trọng, tiên quyết cho Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để phát triển. Đây cũng đang là thế mạnh của Việt Nam.

Hơn nữa, dư địa tăng trưởng của Việt Nam còn rất nhiều. Những nước như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu để tăng trưởng một năm vài phần trăm là rất khó vì quy mô nền kinh tế của họ rất rộng lớn. Tuy nhiên, nền kinh tế của Việt Nam còn nhỏ, mặc dù đã hội nhập nhưng so với phần còn lại của thế giới vẫn còn khiêm tốn nên dư địa phát triển của Việt Nam còn rất nhiều.

"Trên nền của kinh tế vĩ mô ổn định, với một dư địa không gian phát triển còn rộng dài và kiên định với 3 trụ cột của tái cấu trúc nền kinh tế là thể chế, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, chúng ta có rất nhiều cơ hội trong thời gian tới", ông Phước nhận định.

Mong Chính phủ sớm có chiến lược cải biến cho từng ngành kinh tế với tầm nhìn 2045

Còn PGS.TS. Vũ Minh Khương tin là Việt Nam sẽ đạt được ở mức ấn tượng hầu hết các mục tiêu phát triển kinh tế đặt ra cho năm 2022. 

Tuy nhiên, phía trước còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Thành tựu đạt được của Việt Nam ở thời điểm hiện tại vẫn dựa chủ yếu vào lợi thế sẵn có và khả năng điều hành linh hoạt và bản lĩnh của Chính phủ. 

Chúng ta chưa có bước tiến lớn về cải cách nền tảng, tạo cho nền kinh tế có sức tăng trưởng mới, dựa trên khả năng đổi mới sáng tạo, nắm bắt công nghệ và cộng hưởng mạnh mẽ với các nền kinh tế hàng đầu.

PGS.TS. Vũ Minh Khương mong Chính phủ sẽ sớm có chiến lược cải biến cho từng ngành kinh tế với tầm nhìn 2045 để làm sao mỗi ngành đều có xung lực mới để có những bước tiến vượt bậc, đóng góp vào công cuộc đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển trong 2-3 thập kỷ tới.

Hoàng Giang - Anh Thơ

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/11/2024

Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/11/2024

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai được quy định tại Quyết định 3220 /QĐ-BYT ngày 1/11/2024 của Bộ Y tế.

Danh sách GA HÀNH KHÁCH, GA HÀNG HÓA dự kiến ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO đi qua

Danh sách GA HÀNH KHÁCH, GA HÀNG HÓA dự kiến ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO đi qua

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến đi qua 20 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài khoảng 1.541 km bao gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.

Từ ngày 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Từ ngày 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

Danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên chức danh GS, PGS năm 2024 (Xét tại Phiên họp lần thứ II của HĐGSNN nhiệm kỳ 2024-2029, ngày 2-3/11/2024).

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi