Nam Định: "điểm nghẽn" hạ tầng giao thông được khai thông, tạo động lực mới phát triển KTXH

07/11/2024 10:35

(Chinhphu.vn) - Việc đưa vào sử dụng các dự án giao thông huyết mạch được đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tỉnh Nam Ðịnh, tăng tính kết nối các vùng kinh tế trong tỉnh và với địa phương trong khu vực, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa.

Nam Định: "điểm nghẽn" hạ tầng giao thông được khai thông, tạo động lực mới phát triển KTXH- Ảnh 1.

Đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với tổng chiều dài khoảng 46km.

Rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư

Nam Định có nhiều lợi thế để phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại khi sở hữu hệ thống giao thông đa dạng, có tính liên hoàn, kết nối nhiều hình thức vận tải, gồm đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển, đường sắt quốc gia chạy qua địa bàn, rất thuận lợi phát triển giao thương. 

Về với Nam Định hôm nay, có thể thấy, mạng lưới đường bộ của tỉnh đã được hình thành theo dạng đường xuyên tâm, đường vành đai, kết nối với các tuyến huyện lộ, giao thông nông thôn, tạo nên mạng lưới giao thông liên hoàn, thuận tiện cho nhân dân đi lại và phát triển kinh tế-xã hội địa phương. 

Thời gian qua, Nam Định cũng đã hoàn thành, đưa vào sử dụng một số công trình trọng điểm kết nối liên tỉnh, liên vùng, như: Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định; đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc cầu Giẽ-Ninh Bình (giai đoạn I); cụm công trình kênh Nghĩa Hưng (Đáy-Ninh Cơ); Tỉnh lộ 487B, 488C...

Có một thời gian dài, hiệu quả thu hút đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội của Nam Định chưa cao, một phần vì vướng những "điểm nghẽn" trong hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông. 

Do vậy, việc đưa vào sử dụng các dự án giao thông huyết mạch được đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tỉnh Nam Ðịnh, tăng tính kết nối các vùng kinh tế trong tỉnh và với địa phương trong khu vực. 

Đồng thời, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào công nghiệp và phát triển thương mại, dịch vụ của tỉnh. Kết quả, từ năm 2021 đến tháng 8/2024, toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 256 dự án với tổng số vốn đăng ký hơn 115.565 tỷ đồng và 635,8 triệu USD (tổng vốn đầu tư đăng ký đã vượt mục tiêu thu hút vốn đầu tư của cả giai đoạn 2021-2025). 

Đánh giá cao điểm cộng hấp dẫn của môi trường đầu tư ở tỉnh Nam Định là các dự án giao thông trọng điểm kết nối liên vùng, ông Nguyễn Văn Kiểm, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Bảo Minh cho biết, việc đẩy mạnh đầu tư các tuyến đường giao thông huyết mạch, kết nối trong tỉnh cũng như với Thủ đô Hà Nội, cảng Hải Phòng và các tỉnh, thành phố lân cận đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa và kết nối giao thương.

Nam Định: "điểm nghẽn" hạ tầng giao thông được khai thông, tạo động lực mới phát triển KTXH- Ảnh 2.

Hình ảnh đoạn tuyến đường bộ ven biển qua thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng nhìn từ trên cao.

Tạo đà cho Nam Định "cất cánh" trở thành một trong những tỉnh phát triển khá của cả nước

Hạ tầng giao thông hiện đại được xác định là một trong 3 khâu đột phá chiến lược của tỉnh Nam Định. Đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định cho biết, Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định "tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhiều tuyến giao thông huyết mạch quan trọng kết nối trung tâm vùng, trọng điểm" để tạo đà cho Nam Định cất cánh trở thành một trong những tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030.

Để tiếp tục hiện đại hóa mạng lưới giao thông, tạo bước phát triển đột phá về kinh tế-xã hội, Nam Định đang tập trung mọi nguồn lực thực hiện hiệu quả Giai đoạn II dự án xây dựng tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc cầu Giẽ-Ninh Bình; tuyến đường bộ mới Nam Định-Lạc Quần-đường bộ ven biển (với chiều dài toàn tuyến là 33km, có 8 làn xe, tổng vốn đầu tư gần 9.000 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách của tỉnh, dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2025); xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Nam Định và Ninh Bình (thuộc tuyến cao tốc Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng)...

Nam Định: "điểm nghẽn" hạ tầng giao thông được khai thông, tạo động lực mới phát triển KTXH- Ảnh 3.

Cầu vượt sông Đáy (Tam Tòa) kết nối Nam Định và Ninh Bình gấp rút chuẩn bị hợp long

Triển khai công tác chuẩn bị giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đường cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng (đoạn qua địa bàn tỉnh Nam Định); đẩy nhanh tiến độ, thông xe cầu Bến Mới nối Nam Định với Ninh Bình và cầu Đống Cao vượt sông Đào, chuẩn bị thủ tục khởi công xây dựng cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ...

Với chủ trương giao thông đi trước một bước, Nam Định đã và đang ưu tiên, huy động nhiều nguồn để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao hiệu quả kết nối nội và ngoại vùng, tạo động lực mới phát triển kinh tế-xã hội.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi