Muốn phát triển, phải xóa được cơ chế xin-cho

26/07/2022 18:00

(Chinhphu.vn) - Không trợ giá chắc chắn xe buýt sẽ tê liệt. Vấn đề phải đổi mới cơ chế trợ giá để làm sao xóa bỏ được cơ chế xin-cho vì cứ xin cho là có chuyện. Phải hết sức công khai minh bạch.

Muốn phát triển, phải xóa được cơ chế xin-cho

Đưa ra sản phẩm tốt để người dân hưởng ứng, chứ đừng "cưỡng bức" nhau

Vừa qua một Sở Giao thông vận tải đã phát động phong trào công chức, viên chức đi làm bằng xe buýt. Đây là tác động của phía cầu cho các doanh nghiệp nhưng cũng có dư luận phản ứng rằng "kêu gọi là sự bất lực của quản lý", "đừng biến việc phát động cán bộ, công chức đi xe buýt thành một phong trào hình thức", "không cần kêu gọi suông, nâng chất lượng lên thì người dân sẽ chọn đi xe buýt".

Bình luận về việc này, chuyên gia giao thông Nguyễn Văn Thanh cho rằng: Khuyến khích, kêu gọi người dân đi xe buýt, trước tiên động viên lực lượng công chức, viên chức là việc không hay lắm. Nó khôi hài quá! Bởi vì nhu cầu đi lại để cho cá nhân người ta quyết định, trừ khi bố trí xe riêng thì không nói.

Theo ông Thanh, quan trọng nhất là cần tìm mọi cơ chế, chính sách để làm sao cung phát triển tốt. Cung chất lượng tốt thì khắc nhu cầu tăng. Cung, cầu rất lớn nhưng hiện nay vẫn cứ tung sản phẩm kém cỏi, thì người ta sẽ từ chối bởi người ta có quyền lựa chọn. Nhưng khi anh đưa ra một sản phẩm tốt hơn thì người dân sẽ hưởng ứng, chứ đừng "cưỡng bức" nhau!

Muốn phát triển xe buýt, phải xóa được cơ chế xin-cho - Ảnh 1.

Muốn phát triển xe buýt, phải xóa được cơ chế xin-cho

Phải xóa được cơ chế xin-cho trong trợ giá xe buýt

Theo ông Thanh, kêu gọi thế là suông thôi, nhưng phải khẳng định rằng, đối với xe buýt công cộng tại các đô thị lớn, dứt khoát phải có trợ giá của nhà nước, đặc biệt trong tình hình hiện nay. Không cần trợ giá thì khó khăn lắm, chắc chắn sẽ tê liệt.

Nhưng vấn đề phải đổi mới cơ chế trợ giá để làm sao xóa bỏ được cơ chế xin-cho vì cứ xin cho là có chuyệnPhải hết sức công khai minh bạch.

Doanh nghiệp nào đáp ứng được các yêu cầu đó thì thực hiện và phải có chế tài đủ mạnh để đã nhận mà không thực hiện được thì xử phạt, thậm chí cho phá sản.

Vì coi như đấy là lừa dối Nhà nước, lừa dối người dân. Không phải cứ nhận bừa rồi chất lượng phương tiện kém, chất lượng phục vụ kém. Người dân phản ánh thì phải dẹp những đơn vị làm bậy.

Ông Thanh cho rằng, cần phải đổi mới cơ chế trợ giá xe buýt, đồng thời phải hết sức minh bạch, cũng như phải có chế tài đủ mạnh để xử lý những doanh nghiệp yếu kém, thậm chí phải cho phá sản những doanh nghiệp đó.

"Bắt người ta đi xe buýt" như "phong trào thể dục" là không được rồi!

Chia sẻ quan điểm này, TS. Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: Thứ nhất là chúng ta phải lưu ý một điều mà các cụ đã nói "Hữu xạ tự nhiên hương". Xe buýt là một dịch vụ công chứ không phải là yêu cầu "chúng ta ra trận". Đây không phải là yếu tố của thời chiến. Đây không phải làm cách mạng mà chúng ta lại chỉ phát động hay là cưỡng bức, dối dân thì không thể chấp nhận được.

"Anh bảo là chúng tôi đã tổ chức rất tốt nhưng người ta bước lên xe buýt là từ chối nhảy xuống thì không thể chấp nhận được. Rõ ràng là nói người dân dỡ nhà để lấy đường cho xe tăng đi thì được nhưng bảo người ta chỉ chi 10.000-15.000 đồng để sử dụng một dịch vụ thuận lợi cho anh thì đương nhiên là lừa họ", TS. Lưu Bình Nhưỡng bày tỏ.

Thứ hai, theo TS. Lưu Bình Nhưỡng: Anh "bắt người ta đi xe buýt" như "phong trào thể dục, lên huyện để cổ vũ" như câu chuyện của Nguyễn Công Hoan là không được rồi! Do đó, chính sách phải đảm bảo: Tạo ra môi trường pháp lý tốt; tạo ra điều kiện tốt về hạ tầng và tạo ra được chất lượng.

TS. Lưu Bình Nhưỡng cũng đồng tình với quan điểm là "xe buýt cần trợ giá" vì xe buýt là giao thông công cộng và trợ giá ở đây phải được xác định là không phải trợ giá để làm được xe buýt mà trợ giá với đối tượng nhất định trong xã hội. Xe buýt phục vụ đối tượng ấy thì được lấy tiền trợ giá để phục vụ.

TS. Lưu Bình Nhưỡng ví dụ: "Thầy của tôi có thẻ chứng nhận là cựu tù Côn Đảo. Khi thầy đi xe buýt rút thẻ đó ra thì không xe buýt nào cầm tiền. Xe buýt được hưởng khoản trợ giá đó và khoản trợ giá đó không cần lấy chứng nhận vé.

Chúng ta tính trong phạm vi 1 thành phố, có biết bao nhiêu đối tượng có thể được trợ giá và đi xe buýt. Ví dụ công nhân, người nghèo, người có công cách mạng… Chúng ta thực hiện các chính sách xã hội đồng thời với các dịch vụ công này thì đương nhiên là trợ giá. Chứ không thể vì làm ăn thua lỗi mà cần Nhà nước trợ giá. Chúng ta trợ giá phải có mục tiêu. Như vậy là rất rõ giữa kinh tế và xã hội và mới tạo sự công bằng".

Nếu đã không đấu thầu, đã tạo ra một sự độc quyền, mà lại trợ giá nữa thì có nghĩa được hưởng 2 ưu đãi một cách hết sức phi lý; chưa bàn đến cái lãng phí hay không nhưng rõ ràng là tạo ra sự bất công giữa các doanh nghiệp cùng dịch vụ. Giữa các doanh nghiệp phải có một mặt bằng và phải thi đấu bằng thực lực chứ không phải bằng mối quan hệ, bằng đi đêm ngầm.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội đề xuất Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ xem xét hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố được hưởng chế độ bằng 2 lần mức trợ cấp theo quy định.

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi