Luật Đất đai là dự án khó nhất, quan trọng nhất và được trông đợi nhất

12/07/2022 13:39

(Chinhphu.vn) - Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, phải chuẩn bị từ sớm, huy động rộng rãi các thành phần tham gia, nhằm phát huy tối đa trí tuệ để xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội.

Luật Đất đai là dự án khó nhất, quan trọng nhất và được trông đợi nhất

Sáng 12/7, tiếp tục chương trình phiên họp 13, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết kỳ họp thứ 3 và việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Luật Đất đai là dự án khó nhất, quan trọng nhất và được trông đợi nhất - Ảnh 1.

Phiên họp 13 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Phát huy tối đa trí tuệ xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi)

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến Quốc hội làm việc 22 ngày; họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 20/10/2022 và dự kiến bế mạc vào ngày 18/11/2022.

Theo đó, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 6 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 7 dự án luật, trong đó có dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Phát biểu thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga lưu ý Kỳ họp thứ 4 diễn ra vào cuối năm, công việc rất nhiều và có những dự án luật rất khó. “Do đó, bài học cùng nhau chuẩn bị và chuẩn bị từ rất sớm cần phát huy, để dự trù các vấn đề, đưa ra Quốc hội các ký kiến tập trung để công tác tiến hành kỳ họp được thuận lợi” – bà Lê Thị Nga nói.

Cũng nhấn mạnh “Luật Đất đai là dự án khó nhất, quan trọng nhất và được trông đợi nhất”, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, cần chuẩn bị từ sớm, huy động được rộng rãi các thành phần tham gia, nhằm phát huy tối đa trí tuệ để xây dựng chất lượng đạo luật này.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, hiện “chưa nhìn thấy” dự thảo Luật Đất đai sửa đổi trong khi nội dung này dự kiến đưa ra xin ý kiến đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vào tháng 9 năm nay, do đó, công tác chuẩn bị phải chủ động hơn để kịp tiến độ.

Nhấn mạnh “thành công hay không là di sự chuẩn bị từ sớm, từ xa”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị khẩn trương hoàn thiện dự kiến bước đầu về kỳ họp để thông báo cho các bên liên quan chủ động các công việc.

Kỳ họp cuối năm với nội dung trọng tâm là công tác lập pháp, do đó cần tổ chức các toạ đàm, hội thảo, tăng trao đổi giữa cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo, hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để tranh thủ ý kiến về các nội dung trình Quốc hội, nhất là đối với những dự án luật khó như Luật Đất đai (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý hoàn tất các báo cáo về nội dung giám sát tối cao; Ủy ban Kinh tế sớm phối hợp chuẩn bị cho Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2022. 

Bên cạnh đó cần bám sát diễn biến cuộc sống để chuẩn bị cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 8 và Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội sắp tới.

Luật Đất đai là dự án khó nhất, quan trọng nhất và được trông đợi nhất - Ảnh 2.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.

Các luật, nghị quyết được Quốc hội biểu quyết thông qua với tỷ lệ tán thành rất cao

Các ý kiến đều đồng tình với đánh giá Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV thành công tốt đẹp. Quốc hội đã thông qua 5 Luật, 17 Nghị quyết; cho ý kiến lần đầu về 6 dự án luật khác và xem xét nhiều báo cáo quan trọng khác.

Các luật, nghị quyết được Quốc hội biểu quyết thông qua với tỷ lệ tán thành rất cao. Các nội dung cũng như các điều kiện đảm bảo tại kỳ họp đều được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng, đúng quy định của pháp luật. Sự điều hành linh hoạt, dân chủ, khoa học.

“Nói đến Quốc hội là công khai, minh bạch, dân chủ, đồng thuận cao thì Kỳ họp của Quốc hội ngày càng thể hiện rõ hơn điều này. Việc mời đại diện Thường trực HĐND, UBND các tỉnh, thành phố tham dự phiên giám sát tối cao; tăng thời lượng phát sóng trực tiếp, tăng cường công khai, minh bạch, dân chủ để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng” – Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh.

Dù rất nhiều nội dung, song việc bố trí nội dung kỳ họp rất cân đối, được chuẩn bị rất kỹ và ban hành văn bản rất nhanh.

Luật Đất đai là dự án khó nhất, quan trọng nhất và được trông đợi nhất - Ảnh 3.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Lê Tấn Tới cũng đánh giá cao công tác truyền thông. Ý kiến tại các cuộc tiếp xúc cử tri cho thấy sự phấn khởi khi theo dõi trực tiếp các phiên họp của Quốc hội.

Việc mời đại diện HĐND, UBND đã góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa Quốc hội với cơ quan dân cử ở địa phương, đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động, chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ quan dân cử nói chung.

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đồng tình với đánh giá cho rằng, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội xem xét khối lượng công việc rất lớn, với sự đồng thuận rất cao; quyết định nhiều nội dung quan trọng không chỉ cho năm 2022 mà còn những năm tiếp theo.

Đặc biệt, lần đầu tiên tại 1 kỳ họp, Quốc hội quyết định chủ trương 5 dự án giao thông quan trọng quốc gia, nâng số dự án được quyết trong năm lên 6 dự án; đi kèm với đó là các cơ chế, chính sách đặc thù, chưa có tiền lệ.

Điều đó rất có ý nghĩa để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; đồng thời tạo điều kiện cho Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh kết quả đạt được, nhiều đại biểu cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế cần khắc phục. Chỉ rõ việc chậm gửi tài liệu vẫn diễn ra là tồn tại từ rất lâu, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cần nêu rõ nơi nào chấp hành không nghiêm quy định; chỉ ra dự án luật nào thực hiện chưa nghiêm.

Có ý kiến băn khoăn khi có phiên họp đại biểu Quốc hội vắng nhiều, ảnh hưởng đến đến hoạt động chung, nhất là khi biểu quyết, do đó cần có quản lý khoa học hơn./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội đề xuất Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ xem xét hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố được hưởng chế độ bằng 2 lần mức trợ cấp theo quy định.

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi