Hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, gửi Chính phủ trước 11/3

07/03/2025 11:55

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ, tối đa các ý kiến của doanh nghiệp, bộ ngành; hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, gửi Chính phủ trước 11/3 tới.

Hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, gửi Chính phủ trước 11/3- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu kế luận cuộc họp về dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật 69) - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Ngày 7/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã họp với các bộ, ngành, doanh nghiệp về dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi Luật 69).

Tại cuộc họp, sau khi nghe báo cáo Bộ Tài chính - của cơ quan chủ trì soạn thảo, đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam kiến nghị về phạm vi điều chỉnh không nên đưa doanh nghiệp cấp 2 vào đối tượng quản lý của luật này.

Đại diện PVN cũng góp ý về phân cấp, hình thức quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp trong điều kiện giả định chỉ quản lý đến F1; đề nghị phân cấp mạnh mẽ cho hội đồng thành viên, hội đồng quản trị; đề xuất bổ sung quy định về xử lý rủi ro; có cơ chế đánh giá doanh nghiệp theo cả quá trình để phản ánh đúng hoạt động của doanh nghiệp…

Đại diện EVN cũng góp ý về phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư; thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, kế hoạch 5 năm; cơ chế quản lý F2 nhằm tăng quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; cơ chế quản lý quỹ đầu tư phát triển;…

Đại diện Tổng Công ty Hàng hải (Vinaline) cho rằng, Luật này chỉ nên quy định khung, đẩy mạnh phân quyền cho các chủ thể; làm rõ nội hàm khái niệm Quỹ đầu tư phát triển;…

Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng cơ bản Bộ Tài chính đã tiếp thu các ý kiến góp ý của doanh nghiệp; đồng ý chỉ quy định quản lý đến F1; giao Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm xây dựng, báo cáo chủ sở hữu về kế hoạch hằng năm; doanh nghiệp tự quyết định về vấn đề tiền lương…

Tại cuộc họp, đại diện Tổng Công ty Hàng không thống nhất chỉ nên quản lý đến F1, quy định rõ trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên đối với quản lý F2… Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) kiến nghị về cơ chế quản lý đối với việc tăng vốn điều lệ; bổ sung quy định về quản lý đầu tư, tài sản kết cấu giao thông đường bộ; cơ chế phân cấp về thẩm quyền phê duyệt đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, tiền lương, phương án huy động vốn…

Hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, gửi Chính phủ trước 11/3- Ảnh 2.

Phó Thủ tướng đề nghị cơ quan soạn thảo phân định rõ khái niệm vốn nhà nước tại doanh nghiệp và khái niệm ngân sách nhà nước - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Đại diện các ngân hàng thương mại đồng ý quy định chỉ quản lý đến F1; đồng thời góp ý về cơ chế quản lý đối với việc bổ sung vốn; cơ chế phân phối lợi nhuận; giao kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm; giao doanh thu chi phí;…

Tập đoàn Viettel cho rằng cơ quan soạn thảo đã tiếp thu nhiều ý kiến góp ý của doanh nghiệp để đưa vào dự thảo, nhất là quy định về tiền lương, thẩm quyền quyết định sản xuất kinh doanh, đầu tư vào lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo… Viettel cũng đồng tình với các kiến nghị của các doanh nghiệp khác về đối tượng áp dụng (chỉ nên quản lý với F1); thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm;…

Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên góp ý về quy định quản lý đối với việc đưa kết tài sản là cấu hạ tầng vào vốn; làm rõ quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu; thẩm quyền quyết định việc sắp xếp, sáp nhập doanh nghiệp nhà nước theo quy mô vốn;…

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị rà soát các quy định liên quan đến triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW cũng như Nghị quyết 193 của Quốc hội liên quan đến cơ chế đặc biệt, đặc thù phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

NHNN đề nghị bổ sung bảo hiểm tiền gửi vào đối tượng áp dụng của luật này; đồng thời góp ý về quy định phân phối lợi nhuận trong dự thảo trong tương quan với Luật Tổ chức tín dụng. NHNN cũng góp ý quy định về quỹ đầu tư phát triển; rà soát các nội dung liên quan đến trách nhiệm của cơ quan đại diện vốn chủ sở hữu.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Thị Thu Vân góp ý về bố cục dự thảo luật; đề nghị đánh giá, giữ lại những quy định hợp lý của Luật 69; thiết kế các cơ chế quản lý "thiên về hậu kiểm";…

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cảm ơn ý kiến tham gia của các bộ ngành, tập đoàn, tổng công ty, sẽ rà soát, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo để báo cáo Chính phủ. Nhấn mạnh quan điểm dự thảo luật mới là quản lý "dòng tiền"; Bộ sẽ rà soát, để hoàn thiện các khái niệm; đánh giá, giữ lại những quy định hợp lý, không vướng mắc của Luật 69;…

Thứ trưởng Cao Anh Tuấn cũng trao đổi cụ thể các nội dung liên quan đến thể chế hóa các quy định liên quan đến Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết 193 về cơ chế đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, gửi Chính phủ trước 11/3- Ảnh 3.

Đại diện các bộ, ngành, tập đoàn tham dự cuộc họp - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Vừa quản lý phù hợp, vừa kiến tạo phát triển

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo phải tuân thủ chặt chẽ quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tiếp thu đầy đủ, tối đa các ý kiến của doanh nghiệp, bộ ngành; hoàn thiện dự thảo, gửi Chính phủ trước 11/3 tới.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm thiết kế luật quản lý theo "dòng tiền", tăng cường phân cấp, phân quyền; Luật sửa đổi phải kế thừa những nội dung có giá trị trong Luật 69. Về bố cục, Luật phải đảm bảo dễ theo dõi, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Về nội dung, Phó Thủ tướng nêu quan điểm: Luật sửa đổi phải đảm bảo nguyên tắc "chỗ nào có vốn nhà nước thì chỗ đó phải quản lý. Vấn đề là có hình thức quản lý phù hợp để vừa quản lý hiệu quả, vừa kiến tạo phát triển".

Về khái niệm, Phó Thủ tướng đề nghị cơ quan soạn thảo phân định rõ khái niệm vốn nhà nước tại doanh nghiệp và khái niệm ngân sách nhà nước.

Về đối tượng quản lý, Phó Thủ tướng cho rằng, chủ sở hữu vốn nhà nước chỉ quản lý đến doanh nghiệp F1. Từ F2 trở xuống giao cho đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước quản lý, để vừa tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy sự sáng tạo, chủ động.

Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến đối với các nội dung liên quan đến quy định về phân quyền quyết định chỉ tiêu, phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh; trình tự, thủ tục tăng vốn điều lệ; trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu; trách nhiệm hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, trách nhiệm của Chính phủ và các bộ ngành…

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
THỜI GIAN ĐĂNG KÝ DỰ THI và LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

THỜI GIAN ĐĂNG KÝ DỰ THI và LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4. Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã được Bộ GD&ĐT công bố trong hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi.

Chuyển 100% biên chế cấp huyện về cấp xã; dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp

Chuyển 100% biên chế cấp huyện về cấp xã; dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để biên chế cấp xã khi sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới.

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Năm 2025, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 8 tháng; năm 2026, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 6 tháng, lao động nữ sẽ là 57 tuổi;...

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi