Đề xuất 7 hành vi bị cấm trong quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

28/06/2024 09:03

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó có đề xuất các hành vi bị cấm trong quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo dự thảo, 7 hành vi bị cấm trong lĩnh vực quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm:

1. Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp không đúng mục tiêu, yêu cầu, phạm vi, thẩm quyền, trình tự và thủ tục quy định của pháp luật.

2. Can thiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Thực hiện không đúng quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, người đại diện chủ sở hữu vốn trong việc quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

4. Giám sát, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra việc quản lý, đầu tư vốn tại doanh nghiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

5. Cung cấp thông tin, báo cáo không trung thực, không chính xác, không đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật.

6. Tiết lộ, sử dụng thông tin của doanh nghiệp, cơ quan đại diện sở hữu vốn, cơ quan quản lý nhà nước không đúng quy định của pháp luật.

7. Vi phạm các quy định gây thiệt hại cho doanh nghiệp, chủ sở hữu vốn và nhà nước.

Nguyên tắc quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Dự thảo nêu rõ nguyên tắc quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau:

Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đảm bảo doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư hoạt động theo cơ chế thị trường; chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng.

Công bố, công khai thông tin và giải trình theo quy định; lấy mục tiêu, nhiệm vụ và hiệu quả đầu tư vốn làm tiêu chí đánh giá chủ yếu.

Nhà nước thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn theo đúng phần vốn được đầu tư tại doanh nghiệp thông qua cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và người đại diện chủ sở hữu vốn.

Không thực hiện quản lý trực tiếp pháp nhân doanh nghiệp và bình đẳng với các nhà đầu tư khác; vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp được xác định là tài sản, vốn của pháp nhân doanh nghiệp.

Không can thiệp hành chính vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản trị của doanh nghiệp; không làm hạn chế quyền của doanh nghiệp.

Tách bạch, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và hoạt động quản trị sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân công rõ, phân cấp mạnh việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và lãnh đạo doanh nghiệp.

Nhà nước, Chính phủ thống nhất quản lý, theo dõi vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp thông qua cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp.

Doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khác.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện quản lý, báo cáo và kết luận giám sát, kiểm tra theo quy định.

Sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục, linh hoạt, kịp thời, phù hợp cơ chế thị trường với hình thức, phương thức, giải pháp thực hiện và lộ trình hợp lý.

Việc đánh giá đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư, người đại diện chủ sở hữu vốn và kiểm soát viên thực hiện theo mục tiêu, hiệu quả tổng thể, kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được giao; đảm bảo thận trọng, khách quan, công khai, minh bạch; có loại trừ thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao và tác động của yếu tố khách quan.

Thực hiện công khai, minh bạch hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát và trách nhiệm giải trình đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định số 154/2025/NĐ-CP ngày 15/6/2025 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025; thay thế Nghị định số 29/2023.

Đề xuất khẩn trương tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025; sớm tăng lương cho cán bộ, công chức; xây dựng bảng lương đặc thù cho ngành y tế

Đề xuất khẩn trương tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025; sớm tăng lương cho cán bộ, công chức; xây dựng bảng lương đặc thù cho ngành y tế

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội đề xuất khẩn trương điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025; sớm tăng lương cho cán bộ, công chức; xây dựng bảng lương đặc thù cho ngành y tế.

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ Lễ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi