Giám sát chặt chẽ tình hình chi trả tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

22/12/2023 08:38

(Chinhphu.vn) - TPHCM sẽ tổ chức các đoàn khảo sát trực tiếp tại những doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chi trả tiền lương, thưởng Tết, cắt giảm lao động… giám sát tình hình trả lương, trả thưởng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Giám sát chặt chẽ tình hình chi trả tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

Tăng cường giám sát tình hình chi trả tiền lương, thưởng Tết

Tại cuộc họp cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế-xã hội và phòng, chống dịch trên địa bàn do Ban Tuyên giáo Thành ủy và Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 21/12, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh) Trần Lê Thanh Trúc cho biết, tình hình kinh tế thời điểm cuối năm dự báo còn nhiều khó khăn khiến việc chi trả lương, thưởng cho người lao động của nhiều doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. 

Thành phố sẽ tổ chức các đoàn khảo sát trực tiếp tại những doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả lương, thưởng Tết, cắt giảm lao động…, giám sát tình hình trả lương, trả thưởng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Bà Trần Lê Thanh Trúc cho biết, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã có Kế hoạch số 26846/KH-SLĐTBXH về tăng cường giám sát tình hình trả lương, trả thưởng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 và ổn định lao động, việc làm, quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn.

Theo đó, Sở phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan kiến nghị doanh nghiệp sớm công bố kế hoạch trả lương, thưởng, hỗ trợ người lao động, thời gian nghỉ trong dịp Tết trên cơ sở các thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế của doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp thông tin đầy đủ, kịp thời cho người lao động biết trước kỳ nghỉ ít nhất 20 ngày; đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn theo kế hoạch đã thỏa thuận.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức 2 đoàn khảo sát, trong đó một đoàn tiến hành khảo sát trực tiếp tại 20 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, ưu tiên chọn doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả lương, thưởng Tết; doanh nghiệp cắt giảm lao động; doanh nghiệp có nguy cơ nợ lương, nợ thưởng, nợ bảo hiểm xã hội hoặc đã xảy ra tranh chấp lao động tập thể, đình công trong năm 2023.

Đoàn còn lại sẽ khảo sát thông qua phiếu với 3.000 doanh nghiệp để nắm bắt khái quát tình hình trả lương năm 2023 và kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, làm cơ sở để báo cáo UBND Thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 

Tính đến ngày 21/12/2023, đã có 940 phiếu khảo sát từ các doanh nghiệp được gửi về Sở; hạn chót là hết ngày 22/12. Từ ngày 23-25/12, Sở sẽ tổng hợp, phân tích dữ liệu và báo cáo UBND Thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghệ cao, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện cũng thành lập đoàn giám sát trực tiếp để khảo sát tại ít nhất 20 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn quản lý.

Chăm lo khoảng 139.000 trường hợp khó khăn với tổng kinh phí gần 71 tỷ đồng

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn Lao động, Bảo hiểm xã hội, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Thành phố, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức để triển khai thực hiện chương trình chăm lo, hỗ trợ người lao động. Dự kiến, Thành phố sẽ chăm lo khoảng 139.000 trường hợp khó khăn với tổng kinh phí gần 71 tỷ đồng.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ theo dõi sát tình hình lao động, việc làm, quan hệ lao động tại các doanh nghiệp; trao đổi với các địa phương về việc chủ động nắm bắt cơ sở, có biện pháp xử lý kịp thời nhằm ổn định tình hình quan hệ lao động, đẩy mạnh các hoạt động kết nối nhu cầu tuyển dụng và làm việc. 

Đơn vị chức năng kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật lao động, đảm bảo ổn định lao động, việc làm, quan hệ lao động tại các doanh nghiệp; tổ chức đối thoại định kỳ, phương án sử dụng lao động đối với doanh nghiệp...

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, người sử dụng lao động rà soát, thực hiện đúng các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật; thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; nội quy, quy chế của doanh nghiệp, nhất là các nội dung về tiền lương, tiền thưởng và chế độ phúc lợi khác.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng sẽ tăng cường thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp; có biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động, đình công phát sinh. 

Khi có tranh chấp lao động, đình công phát sinh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhanh chóng nắm bắt tình hình, hỗ trợ các bên tiến hành đối thoại, thương lượng để giải quyết bất đồng, không để xảy ra đình công, lan truyền giữa các doanh nghiệp, gây ra tình trạng mất trật tự, an toàn xã hội, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.../.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Từ khóa:
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi