Giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%

26/08/2022 16:41

(Chinhphu.vn) - Ngày 26/8, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị toàn quốc phổ biến, giải đáp, tháo gỡ khó khăn trong triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước, theo hình thức trực tuyến.

Giải đáp, tháo gỡ khó khăn thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% - Ảnh 1.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Gói hỗ trợ lãi suất 2%: Do độ trễ chính sách nên kết quả bước đầu chưa cao

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong quá trình phục hồi nền kinh tế, gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng nhận được sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và tổ chức tín dụng. 

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022 hướng dẫn ngân hàng thương mại hỗ trợ lãi suất theo nghị định.

Qua 3 tháng, các ngân hàng thương mại rất tích cực triển khai. Tuy nhiên, do độ trễ của chính sách nên bước đầu kết quả thực hiện chưa cao. 

Theo báo cáo nhanh từ các ngân hàng thương mại, doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất đạt gần 4.407 tỷ đồng đối với gần 550 khách hàng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất đạt khoảng 4.300 tỷ đồng. Dự kiến, số tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng đến cuối tháng 8/2022 khoảng 13,5 tỷ đồng.

Nhiều quy định chưa rõ "làm khó" ngân hàng thương mại

Về phía Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Tổng giám đốc Phạm Toàn Vượng chia sẻ, đối tượng hỗ trợ lãi suất đã được Nghị định 31/2022/NĐ-CP cụ thể hóa, song thực tiễn một số trường hợp khách hàng hoạt động sản xuất, kinh doanh đa ngành chưa có quy định rõ. Hiện nay, nhiều hộ gia đình sản xuất kinh doanh vay vốn tại các ngân hàng thương mại nhưng không có đăng ký hộ kinh doanh nên không thuộc đối tượng được hỗ trợ.

Đồng tình với quan điểm này, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Nguyễn Việt Cường cho biết thêm, việc đánh giá khả năng phục hồi để hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP hiện mỗi ngân hàng có quy định khác nhau. Điều này dẫn tới khó khăn cho khách hàng vay vốn nhiều nơi, có khoản vay ngân hàng này được hỗ trợ, ngân hàng khách không được hỗ trợ.

Bên cạnh đó, đối với một số nhóm ngành có sự tăng trưởng mạnh sau dịch bệnh liên quan đến xuất nhập khẩu, doanh nghiệp muốn vay bằng USD, song Nghị định 31/2022/NĐ-CP chỉ hỗ trợ lãi suất theo VND.

Giải đáp, tháo gỡ khó khăn thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% - Ảnh 2.

Doanh nghiệp có tâm lý e ngại

Đại diện các ngân hàng thương mại cũng chỉ ra thực tế, một số chi nhánh đã chủ động liên hệ, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục, hồ sơ hỗ trợ, song bản thân khách hàng, nhất là các doanh nghiệp có tâm lý e ngại. 

Đó là việc tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước phải tuân thủ các thủ tục hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Song song đó, chương trình có nguồn tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước nên các ngân hàng thương mại thận trọng, đảm bảo dòng tiền hỗ trợ được đến đúng đối tượng, đúng mục tiêu, an toàn và hiệu quả. 

Vậy nên, các ngân hàng thương mại mất nhiều thời gian chuẩn bị, xây dựng hệ thống tự động để theo dõi, hạch toán, quản lý dữ liệu báo cáo nhằm đảm bảo tính chính xác của dữ liệu trong công tác thanh, quyết toán, kiểm toán khi tham gia chương trình được hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh đảm bảo triển khai chương trình minh bạch, hiệu quả

Về phía đại diện Ngân hàng Nhà nước nhận định, chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ nguồn ngân sách Nhà nước là chương trình có quy mô lớn nhất từ trước tới nay triển khai thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. 

Do đó, tâm lý của các ngân hàng thương mại và khách hàng khi tham gia chương trình đều rất thận trọng, chặt chẽ để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tích cực triển khai trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật. 

Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong triển khai chương trình nhằm đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục tiêu, minh bạch và hiệu quả.

Về phía các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng đều cam kết giải ngân tối đa gói hỗ trợ lãi suất cho khách hàng; tiếp tục truyền thông giúp người dân, doanh nghiệp hiểu hơn về chính sách và nâng cao khả năng tiếp cận chương trình hỗ trợ theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP với mục tiêu tiếp sức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong quá trình phục hồi và phát triển./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi