Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định mức dư nợ vay của chính quyền địa phương

02/04/2025 08:40

(Chinhphu.vn) - Về nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước, tại dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định mức dư nợ vay của chính quyền địa phương.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định mức dư nợ vay của chính quyền địa phương

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi). Dự thảo được xây dựng nhằm tháo gỡ khó khăn bất cập trong thực hiện luật Ngân sách nhà nước (NSNN) hiện hành.

Về nguyên tắc cân đối NSNN, dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định mức dư nợ vay của chính quyền địa phương. 

Luật hiện hành quy định phân theo 03 nhóm địa phương, mỗi nhóm địa phương cứ vào khả năng ngân sách của từng địa phương và tỷ lệ thu ngân sách địa phương (NSĐP) được hưởng theo phân cấp so với chi thường xuyên. 

Dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung thu gọn từ 03 nhóm địa phương xuống còn 02 nhóm địa phương và nâng mức dư nợ vay: nhóm các địa phương không nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương (NSTW), mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp; nhóm các địa phương nhận bổ sung cân đối từ NSTW, mức dư nợ vay không vượt quá 80% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp.

Lý do, cơ sở đề xuất sửa đổi, bổ sung được Bộ Tài chính đưa ra là để đảm bảo mức dư nợ vay các địa phương đã được Quốc hội quyết định tại Luật Thủ đô và Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù; mặt khác, việc xác định mức dư nợ của địa phương theo tỷ lệ thu NSĐP được hưởng theo phân cấp so với chi thường xuyên sẽ thay đổi hằng năm, thậm chí sẽ có sự khác nhau khi xác định theo dự toán ngân sách đầu năm và thực hiện cuối năm, dẫn tới khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.

Quy định cụ thể hơn về công khai NSNN

Đối với công khai NSNN (Điều 15), dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung theo hướng: Quy định cụ thể hơn đối tượng thực hiện công khai, nội dung công khai.

Theo đó, quy định rõ đối tượng thực hiện công khai gồm: Các cấp NSNN; các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, bổ sung thêm đối tượng công khai là các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Quy định rõ nội dung công khai cho từng đối tượng thực hiện công khai. Đồng thời, bổ sung quy định nội dung công khai kết luận của cơ quan Thanh tra và kết quả việc thực hiện kết luận thanh tra về NSNN của cơ quan Thanh tra (trừ những nội dung không được công khai theo quy định của pháp luật).

Bộ Tài chính cho biết, đề xuất sửa đổi, bổ sung này nhằm tiếp cận các chuẩn mực quốc tế về công khai minh bạch ngân sách; giúp người dân tiếp cận, nắm bắt đầy đủ, kịp thời các thông tin về NSNN và tham gia đóng góp ý kiến, giám sát việc phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN.

Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến của một số Bộ, cơ quan trung ương, địa phương; đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân giám sát, tiếp cận thông tin thuận lợi, hiệu quả, dự thảo đề xuất bổ sung yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan, đơn vị có Cổng thông tin điện tử phải công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.

Bộ Tài chính cho biết, trên cơ sở tổng kết 13 năm thực hiện, để khắc phục các tồn tại, bất cập của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, Luật NSNN năm 2015 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017 (gọi tắt là Luật NSNN). Sau khi Luật NSNN được Quốc hội thông qua, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành đầy đủ các Nghị quyết, Nghị định, Thông tư hướng dẫn để đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý và tổ chức tập huấn, tuyên truyền rộng rãi để thực hiện Luật từ năm ngân sách 2017.

Qua hơn 08 năm thực hiện (2017-2025), Luật NSNN đã đi vào cuộc sống, quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý và sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích lũy nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, những tác động khách quan làm thay đổi cơ cấu thu, ngân sách trung ương vẫn giữ vai trò chủ đạo nhưng có xu hướng giảm, trong khi yêu cầu đòi hỏi cần tăng cường hơn nữa tính chủ động của ngân sách địa phương (NSĐP); công tác xây dựng, tổng hợp dự toán NSNN và phân bổ NSTW, chấp hành, quyết toán NSNN cũng đã phát sinh một số điểm hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu để rà soát, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn.

Do đó, việc xây dựng dự án Luật NSNN sửa đổi tổng thể Luật NSNN năm 2015 là hết sức cần thiết, nhằm cụ thể hóa các định hướng của Đảng tại Văn kiện Đại hội Đảng XIII, các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị đã ban hành, các nghị quyết của Quốc hội.

Mục tiêu của dự án Luật NSNN sửa đổi là đổi mới cơ chế phân cấp nguồn thu giữa NSTW và NSĐP đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, thúc đẩy vai trò chủ đạo của NSTW, tính chủ động của NSĐP.

Đồng thời đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan, đơn vị, đảm bảo công khai, minh bạch; thực hiện phân cấp, phân quyền trong việc ban hành cơ chế, chính sách thu, chi NSNN; xóa bỏ cơ chế xin - cho, dễ dẫn đến phát sinh tiêu cực, thủ tục hành chính trong công tác quản lý, phân bổ NSNN.


Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi