Đề xuất quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp cơ sở

04/05/2025 14:58

(Chinhphu.vn) - Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đề xuất nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp cơ sở.

Đề xuất quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp cơ sở

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã

Điều 21, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đề xuất nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp cơ sở.

Cụ thể, Ủy ban nhân dân xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây (khoản 1):

a) Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b khoản 1, các điểm a, b, c khoản 2, các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 19 của Luật này và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

b) Tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và các nguồn lực khác để thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn;

c) Thực hiện quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, quản trị hiện đại, trong sạch, công khai, minh bạch, phục vụ Nhân dân;

d) Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình; quyết định thành lập, tổ chức lại, thay đổi tên gọi, giải thể và quy định tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình;

đ) Quản lý biên chế công chức trong các cơ quan hành chính của chính quyền địa phương cấp mình, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý, số lượng người làm việc ở các tổ chức cộng đồng dân cư trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên;

e) Tổ chức thực hiện liên kết vùng và quy hoạch tỉnh theo chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương cấp tỉnh; quyết định việc thực hiện quy hoạch xã, thực hiện liên kết, hợp tác giữa các đơn vị hành chính cấp cơ sở theo quy định của pháp luật;

g) Thực hiện các nhiệm vụ về tài chính, ngân sách, đầu tư trên địa bàn; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách cấp mình; quản lý các nguồn vốn đầu tư được giao thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

h) Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

i) Ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp mình;

k) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường thuộc tỉnh

Ủy ban nhân dân phường thuộc tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và nhiệm vụ, quyền hạn sau đây (khoản 2):

a) Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 20 của Luật này và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

b) Quyết định và tổ chức thực hiện quy hoạch không gian đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền địa phương cấp tỉnh, bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển đô thị, quy hoạch chung của chính quyền địa phương cấp tỉnh;

c) Thực hiện liên kết, hợp tác phát triển về kinh tế, hạ tầng, giao thông, môi trường với các chính quyền địa phương cấp cơ sở lân cận theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự phát triển đồng bộ, hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn;

d) Thực hiện thu phí, lệ phí trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền địa phương cấp tỉnh, sử dụng nguồn thu để đầu tư phát triển đô thị và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc điểm của đô thị theo quy định của pháp luật;

e) Ban hành quy chế quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị, tổ chức thực hiện chương trình cải tạo, chỉnh trang, phát triển đô thị theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền địa phương cấp tỉnh; quản lý hệ thống công trình ngầm đô thị, công trình trên cao, đảm bảo sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên không gian đô thị theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường thuộc thành phố trực thuộc Trung ương

Ủy ban nhân dân phường thuộc thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và các nhiệm vụ, quyền hạn (khoản 3) sau đây:

a) Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành nghị quyết về biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc điểm của đô thị theo quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

b) Tổ chức thực hiện quy hoạch không gian đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền địa phương thành phố, bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển đô thị, quy hoạch chung của chính quyền địa phương thành phố;

c) Thực hiện liên kết, hợp tác phát triển về kinh tế, hạ tầng, giao thông, môi trường với các phường lân cận theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự phát triển đồng bộ, thống nhất, hài hòa của đô thị;

d) Thực hiện thu phí, lệ phí trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền địa phương cấp tỉnh, sử dụng nguồn thu để đầu tư phát triển đô thị và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc điểm của đô thị theo quy định của pháp luật;

e) Thực hiện các chính sách về nhà ở, cải tạo chung cư cũ, phát triển nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của thành phố;

g) Thực hiện quy chế quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị, tổ chức thực hiện chương trình cải tạo, chỉnh trang, phát triển đô thị; quản lý hệ thống công trình ngầm đô thị, công trình trên cao, đảm bảo sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên không gian đô thị theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp sau sắp xếp đơn vị hành chính

Dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp sau sắp xếp đơn vị hành chính

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để biên chế cấp xã khi sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới.

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Năm 2025, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 8 tháng; năm 2026, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 6 tháng, lao động nữ sẽ là 57 tuổi;...

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi