Đề xuất quy định cử cán bộ, công chức, viên chức dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

14/05/2025 17:03

(Chinhphu.vn) - Dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đề xuất quy định về "cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc".

Đề xuất quy định cử cán bộ, công chức, viên chức dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình- Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp

Đã cử hơn 1000 lượt cán bộ, nhân viên Quân độ, Công an đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình

Thừa quỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày Tờ trình tóm tắt nội dung cơ bản dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. 

Theo đó, từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã cử hơn 1.000 lượt cán bộ, nhân viên của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc với loại hình đơn vị và cá nhân. 

Các lực lượng tham gia của Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. 

Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đã góp phần tăng cường hội nhập quốc tế, thể hiện Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đề xuất quy định cử cán bộ, công chức, viên chức dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình- Ảnh 2.

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày Tờ trình tóm tắt nội dung cơ bản dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, việc ban hành dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, quy định tại Hiến pháp năm 2013, hoàn thiện hành lang pháp, bảo đảm đồng bộ trong hệ thống pháp luật, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Về phạm vi điều chỉnh, Luật quy định về nguyên tắc, đối tượng, hình thức, lĩnh vực; xây dựng, triển khai lực lượng; đảm bảo nguồn lực, chế độ, chính sách; hợp tác quốc tế về gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Đối tượng áp dụng của Luật gồm:

(1) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ và đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an, chiến sĩ và đơn vị thuộc Bộ Công an được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc;

(2) Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc;

(3) Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Đề xuất quy định cử cán bộ, công chức, viên chức dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình- Ảnh 3.

Các đại biểu Quốc hội nghe Tờ trình tóm tắt của Chính phủ về dự án Luật

 Dự thảo Luật gồm 4 Chương, 26 Điều. Cụ thể: Chương I: Những quy định chung (11 Điều); Chương II: Xây dựng và triển khai lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (12 Điều); Chương III: Công tác bảo đảm và chế độ, chính sách (2 Điều); Chương IV: Điều khoản thi hành (1 Điều).

Dự thảo Luật bổ sung về lĩnh vực tham gia là chuyên gia dân sự, hoạch định chính sách, y tế, luật pháp và quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định lĩnh vực khác theo đề nghị của Liên hợp quốc đối với lực lượng dân sự. 

Đề xuất quy định cử cán bộ, công chức, viên chức dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình- Ảnh 4.

Chính phủ thống nhất chỉ đạo lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động GGHBLHQ

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nêu rõ, Luật quy định lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc gồm: lực lượng vũ trang được trang bị vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ; lực lượng dân sự là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ. 

Chính phủ thống nhất chỉ đạo lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. 

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp chỉ đạo, quản lý, chỉ huy, điều hành lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc thuộc phạm vi quản lý của mình. 

Ban, bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, quản lý, điều hành lực lượng dân sự tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc thuộc quyền.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng cho biết, Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định việc cử, điều chỉnh, gia hạn nhiệm kỳ công tác, rút lực lượng vũ trang tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. 

Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với lực lượng dân sự. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc rút lực lượng về nước trong trường hợp khẩn cấp; quyết định việc gia hạn nhiệm kỳ công tác đối với lực lượng thuộc quyền đang triển khai thực hiện nhiệm vụ thuộc địa bàn…

Đề xuất quy định cử cán bộ, công chức, viên chức dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình- Ảnh 5.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo tóm tắt Thẩm tra dự án Luật

Làm rõ hơn việc quy định cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Trình bày Báo cáo tóm tắt Thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc Luật nhằm hoàn thiện pháp luật về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. 

Việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc là trực tiếp đóng góp vào sứ mệnh cao cả của Liên Hợp Quốc. 

Đồng thời, là cơ hội mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, tiếp cận những vấn đề mới cả về quân sự, dân sự, an ninh, trật tự trên quy mô và phạm vi rộng lớn, với điều kiện môi trường địa - chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa đa dạng, khó khăn, phức tạp.

Góp phần nâng cao năng lực tổ chức, chỉ huy, kỹ năng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân trong bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Đề xuất quy định cử cán bộ, công chức, viên chức dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình- Ảnh 6.

Các đại biểu Quốc hội nghe Báo cáo tóm tắt Thẩm tra dự án Luật

Cơ quan thẩm tra cho rằng, dự thảo Luật cơ bản thể chế hóa được đường lối, chủ trương của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. 

Tuy nhiên, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, làm rõ hơn cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn việc quy định đối tượng dân sự là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; vai trò “thống lĩnh của Chủ tịch Nước” trong việc cử lực lượng dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc để bảo đảm tính hợp hiến, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Về một số vấn đề lớn của dự thảo luật, Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu các ý kiến về lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (Điều 12); tuyển chọn lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (Điều 13) để quy định cho chặt chẽ, phù hợp, thuận lợi trong tổ chức thực hiện. 

Đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu ý kiến về chỉ đạo, quản lý, chỉ huy, điều hành lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (Điều 17); quy trình cử luân phiên, thay thế (Điều 21) để chỉnh lý dự thảo Luật cho phù hợp.

Đề xuất quy định cử cán bộ, công chức, viên chức dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình- Ảnh 7.

Về chế độ, chính sách, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới cho biết, có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về chế độ, chính sách đối với cá nhân bị ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc bị bệnh sau khi kết thúc nhiệm vụ, được xác định nguyên nhân do quá trình thực hiện nhiệm vụ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc gây ra. 

Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể về chế độ, chính sách mang tính ưu tiên, khuyến khích đối với lực lượng là nữ giới tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. 

Để phục vụ cho các hoạt động đối ngoại về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Việt Nam với các cơ quan, tổ chức quốc tế, bổ sung quy định về chế độ, chính sách xây dựng lực lượng tham gia đào tạo, huấn luyện, quản lý lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các Ban, Bộ, ngành, địa phương có lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. 

"Chính phủ đã khẩn trương, nghiêm túc thực hiện Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị công phu, chất lượng. Vì vậy, việc đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua Luật tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV là có căn cứ”, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới nêu rõ./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ Lễ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi