Bộ Tài chính đề xuất nâng mức giá mua xe ô tô công

15/03/2023 08:28

(Chinhphu.vn) - Sau khi tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.

Đề xuất nâng mức giá mua sắm ô tô công - Ảnh 1.

Bộ Tài chính hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.

Tăng giá mua xe công để phục vụ nhiệm vụ chung

Bộ Tài chính cho biết, sau khi tổng hợp các ý kiến tham gia của các thành viên Chính phủ đối với dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô, Bộ Tài chính đã kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Chính phủ xem xét ban hành.

Theo đó, về mức giá mua xe ô tô, có ý kiến để nghị sửa Điều 16 của Nghị định số 04/2019/NĐ-CP theo hướng nâng mức giá tối đa để mua sắm xe ô tô phục vụ công tác chung, đảm bảo chất lượng tốt, độ bền cao hơn nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ công tác chung tại các đơn vị và phù hợp với giá xe ô tô thực tế trên thị trường hiện nay.

Về ý kiến này, Bộ Tài chính cho biết, giá mua xe quy định tại Nghị định số 04/2019/NĐ-CP đã được áp dụng từ năm 2010. 

Hiện nay, hệ thống đường bộ đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp để xe lưu thông với vận tốc cao, đồng thời giá mua xe đã có biến động tăng so với năm 2010. 

Vì vậy, dự thảo Nghị định đã điều chỉnh tăng giá mua xe ô tô phục vụ công tác chung trên cơ sở khảo sát giá mua mới xe ô tô trên thị trường năm 2022.

Theo đó, tại Điều 15 quy định mức giá mua xe loại 1 cầu tối đa là 950 triệu đồng/xe (tăng so với quy định hiện hành là 230 triệu đồng/xe). 

Trường hợp cần trang bị loại xe ô tô 7-8 chỗ 2 cầu, mức giá tối đa là 1,6 tỷ đồng/xe (tăng so với quy định hiện hành là 500 triệu đồng/xe); xe từ 12-6 chỗ ngồi, mức giá tối đa là 1,3 tỷ đồng/xe (tăng so với quy định hiện hành là 200 triệu đồng/xe). 

Với mức giá này có thể mua được các loại xe sử dụng phổ biến tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị như: Toyota Innova, Toyota Altis, Mazda 3, Mazda CX3, Mazda CX5, Toyota Fortuner, Ford Everest…

Đối với xe ô tô phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ đặc thù của các chức danh lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, giá mua xe tối đa là 5 tỷ đồng/xe.

Về thời gian sắp xếp lại, xử lý xe ô tô chuyên dùng, có ý kiến đề nghị sửa thời hạn sắp xếp lại, xử lý xe ô tô chuyên dùng là 12 tháng để đảm bảo tính khả thi thực hiện.

Theo Bộ Tài chính, tại điểm b khoản 2 Điều 24 dự thảo Nghị định quy định việc thực hiện xử lý xe ô tô chuyên dùng không phù hợp tiêu chuẩn, định mức phải hoàn thành chậm nhất 12 tháng kể từ ngày cơ quan, người có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định này.

Tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, để bao quát hết các trường hợp, Bộ Tài chính đã hoàn thiện quy định như sau: Việc thực hiện xử lý xe ô tô chuyên dùng không phù hợp tiêu chuẩn, định mức phải hoàn thành chậm nhất 12 tháng kể từ ngày cơ quan, người có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức theo quy định.

Trường hợp xe chuyên dùng hiện có phù hợp với các tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng đã được quy định, thời điểm 12 tháng được tính từ ngày cơ quan, người có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng có văn bản thông báo cho các đối tượng chịu sự tác động.

Mức giá tối đa mua xe thực hiện nhiệm vụ đặc thù sẽ là 5 tỷ đồng/xe

Góp ý cho dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô, có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 15 dự thảo Nghị định theo hướng: Đối với xe ô tô phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ đặc thù của các chức danh lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước; nhiệm vụ đặc thù của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, giá mua xe tối đa là 4,5 tỷ đồng/xe.

Đề xuất nâng mức giá mua sắm ô tô công - Ảnh 3.

Mức giá tối đa mua xe thực hiện nhiệm vụ đặc thù sẽ là 5 tỷ đồng/xe. Ảnh TL minh họa

Lý do là bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thường xuyên tháp tùng các đoàn công tác của lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước; thực hiện công tác giám sát tại khu vực rừng núi, vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn; thực hiện các công tác đối ngoại trên cương vị các Ủy ban hợp tác quốc tế. 

Vì vậy, các trường hợp này cũng cần trang bị 1 xe có mức giá tối đa là 4,5 tỷ đồng/xe để bảo đảm điều kiện làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong điều kiện hợp tác quốc tế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước hiện nay.

Bộ Tài chính cho biết, giá xe ô tô quy định tại khoản 2 Điều 15 dự thảo Nghị định được xây dựng trên cơ sở tham khảo mức giá của các dòng xe trên thị trường tại thời điểm tháng 9/2022. 

Tuy nhiên, đến thời điểm này, giá một số loại xe đã có sự tăng nhẹ. Đơn cử như giá xe Toyota Land Cruiser LC300 2021 đã tăng từ 4,1 tỷ đồng lên gần 4,3 tỷ đồng. 

Do đó, để đảm bảo giá xe quy định tại dự thảo Nghị định có thể duy trì trong thời gian 3 - 5 năm, Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi quy định về giá mua xe như sau: Đối với xe ô tô phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ đặc thù của các chức danh lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, giá mua xe tối đa là 5 tỷ đồng/xe.

Ngoài số xe quy định như trên, mỗi bộ, cơ quan trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được trang bị 1 xe với mức giá tối đa là 4,5 tỷ đồng/xe và 1 xe với mức giá tối đa là 2,8 tỷ đồng/xe.

Không sử dụng ngân sách mua ô tô tại các tổ chức tài chính ngoài nhà nước

Các thành viên Chính phủ cũng đề nghị Bộ Tài chính báo cáo, làm rõ tình hình thực hiện, khó khăn, vướng mắc, căn cứ, cơ sở để đề xuất về việc bổ sung quy định nhà nước trang bị xe ô tô cho các tổ chức tài chính ngoài nhà nước.

Bộ Tài chính hoàn thiện nội dung về kinh phí mua xe ô tô của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách theo hướng các tổ chức này được áp dụng theo cơ chế tài chính của đơn vị, tổ chức nào thì tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô được áp dụng theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô của mô hình tương ứng quy định tại Nghị định này.

Nguồn kinh phí để mua xe ô tô do các tổ chức tự đảm bảo, không sử dụng NSNN để mua sắm xe ô tô.

Về đề nghị này, Bộ Tài chính cho biết, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với NSNN, nguồn thu, nhiệm vụ chi để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. 

Ví dụ như Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Quỹ đầu tư phát triển…

Các quỹ tài chính ngoài ngân sách được hỗ trợ vốn điều lệ từ NSNN; cán bộ, công chức của quỹ do các cơ quan Nhà nước cử tham gia theo quy định. 

Do đó, yêu cầu về xe ô tô phục vụ công tác để thực hiện các hoạt động của quỹ là cần thiết. Tại Nghị định số 04/2019/NĐ-CP chưa quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức xe của các quỹ này nên chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện, khó khăn cho việc bố trí phương tiện phục vụ hoạt động của quỹ.

Vì vậy, để đảm bảo cơ sở pháp lý và thống nhất trong quá trình thực hiện, dự thảo nghị định đã bổ sung đối tượng là các tổ chức tài chính nhà nước ngoài ngân sách. 

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng hoàn thiện nội dung về kinh phí mua xe ô tô của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách theo hướng các tổ chức này được áp dụng theo cơ chế tài chính của đơn vị, tổ chức nào thì tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô được áp dụng theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô của mô hình tương ứng quy định tại Nghị định này. 

Nguồn kinh phí để mua xe ô tô do các tổ chức tự đảm bảo, không sử dụng NSNN để mua sắm xe ô tô./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội đề xuất Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ xem xét hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố được hưởng chế độ bằng 2 lần mức trợ cấp theo quy định.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi