Đề xuất bỏ quy định tự kiểm tra văn bản của chính quyền cấp xã

05/03/2025 06:51

(Chinhphu.vn) - Bộ Tư pháp đề xuất bỏ quy định việc tự kiểm tra văn bản của chính quyền cấp xã để phù hợp với quy định của Luật năm 2025 về việc không quy định thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của cấp xã.

Đề xuất bỏ quy định tự kiểm tra văn bản của chính quyền cấp xã - Ảnh 1.

Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (QPPL).

Mục 2 Chương II của dự thảo quy định về tự kiểm tra văn bản QPPL, gồm các nội dung về: Tự kiểm tra văn bản do Chủ tịch nước, Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước ban hành hoặc liên tịch ban hành; Tự kiểm tra văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành; Tự kiểm tra văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành; Trình tự, thủ tục tự kiểm tra văn bản; Hồ sơ tự kiểm tra văn bản QPPL.

Mục này cơ bản kế thừa và hoàn thiện các quy định tại Mục 2 Chương VIII của Nghị định 34/2016/NĐ-CP hiện hành, đồng thời quy định một số nội dung mới, cụ thể: 

(i) Căn cứ quy định tại Điều 63 của Luật năm 2025, dự thảo Nghị định đã bổ sung trách nhiệm tự kiểm tra văn bản QPPL do mình ban hành của các chủ thể: Chủ tịch nước, Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước ban hành hoặc liên tịch ban hành; tự kiểm tra văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành để phù hợp với Luật năm 2025.

(ii) Quy định Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện tự kiểm tra văn bản QPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với văn bản do bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc liên tịch ban hành.

 (iii) Quy định Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện trách nhiệm tự kiểm tra văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong các trường hợp: Khi nhận được yêu cầu, chỉ đạo của cơ quan,người có thẩm quyền; hoặc khi văn bản đã được các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác thực hiện tự kiểm tra nhưng Bộ Tư pháp vẫn nhận được kiến nghị, phản ánh.

(iv) Quy định về hồ sơ tự kiểm tra văn bản.

(v) Bỏ quy định việc tự kiểm tra văn bản của chính quyền cấp xã để phù hợp với quy định của Luật năm 2025 về việc không quy định thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của cấp xã.

 Bổ sung các trường hợp văn bản được xác định là trái pháp luật

Mục 1 Chương II dự thảo quy định những vấn đề chung về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, gồm các nội dung: Nguyên tắc kiểm tra, xử lý văn bản; Văn bản thuộc đối tượng kiểm tra; Nội dung kiểm tra văn bản; Căn cứ pháp lý để xác định văn bản trái pháp luật, văn bản sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày; Văn bản thuộc đối tượng xử lý; Tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.

Mục này cơ bản kế thừa và hoàn thiện các quy định tại Mục 1 Chương VIII (về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL) của Nghị định 34/2016/NĐ-CP hiện hành, đồng thời quy định bổ sung các trường hợp văn bản được xác định là trái pháp luật, đó là:

 (i) Văn bản QPPL vi phạm một trong các quy định về đăng tải dự thảo, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra.

(ii) Văn bản có dấu hiệu chứa QPPL nhưng không được ban hành đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật năm 2025.

 (iii) Văn bản hướng dẫn áp dụng văn bản QPPL vi phạm khoản 2 Điều 61 của Luật năm 2025 là văn bản trái pháp luật; (tại khoản 1 Điều 7 dự thảo Nghị định).

Theo Bộ Tư pháp, việc xây dựng dự thảo Nghị định nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để tăng cường chất lượng, hiệu lực, hiệu quả đối với công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản QPPL nhằm kịp thời phát hiện, xử lý quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Dự thảo Nghị định gồm 05 chương, 63 điều và 01 phụ lục (04 Biểu mẫu) kèm theo; nội dung có kế thừa quy định tại Nghị định hiện hành, đồng thời có chỉnh lý, bổ sung hoặc cơ cấu lại cho phù hợp với tình hình thực tiễn thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá và xử lý văn bản QPPL, bảo đảm tính logic, hợp lý, dễ tiếp cận; đồng thời, bổ sung các nội dung nhằm quy định chi tiết Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025.


Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

BỘ CHÍNH TRỊ CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, TIẾP TỤC SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

BỘ CHÍNH TRỊ CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, TIẾP TỤC SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ Chính trị giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi