Chủ tịch Quốc hội 'đặt hàng' Viện nghiên cứu lập pháp

29/07/2022 18:12

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu Viện Nghiên cứu lập pháp chủ động triển khai các hoạt động nghiên cứu chuyên đề, các tọa đàm, hội thảo đóng góp ý kiến về từng dự án luật để cung cấp thêm các thông tin, luận cứ khoa học về các dự án luật cho đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội 'đặt hàng' Viện nghiên cứu lập pháp - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Chiều 29/7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì làm việc với Viện Nghiên cứu lập pháp về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 05/2021/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp và công tác tổ chức nghiên cứu chuyên đề liên quan đến một số dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tư tới.

Cùng dự có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cùng đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội.

Viện nghiên cứu lập pháp mong được 'đặt hàng'

Báo cáo tại cuộc làm việc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển cho biết, sau khi có Nghị quyết 05, Viện Nghiên cứu lập pháp đã cơ bản cơ cấu lại tổ chức, bộ máy bên trong và và tập trung triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. 

Sau 9 tháng đi vào hoạt động cho thấy chủ trương tái cấu trúc bộ máy bên trong của Viện theo Nghị quyết số 05 là hết sức đúng đắn và phù hợp. 

Các đơn vị đã phát huy tốt vai trò, thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ theo lĩnh vực, tạo chuyển biến tích cực, rõ nét về khối lượng và chất lượng công tác tham mưu, phục vụ theo hướng chuyên sâu.

Đặc biệt, về nhiệm vụ nghiên cứu các chuyên đề phục vụ công tác lập pháp của Quốc hội, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm nay, Viện Nghiên cứu lập pháp đã tổ chức 25 hội thảo, tọa đàm, trong đó có 15 hội thảo, tọa đàm về các dự án Luật trình Quốc hội; nghiên cứu, cung cấp 22 chuyên đề, tài liệu phục vụ các kỳ họp của Quốc hội, phiên họp ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Viện đang đi đúng định hướng, ngày càng phát huy được vai trò là cơ quan nghiên cứu về khoa học lập pháp và thông tin lập pháp; tham gia tích cực, chủ động, từ sớm, từ xa phục vụ công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từng bước tham gia có hiệu quả với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong các khâu của quy trình xây dựng pháp luật... 

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp mong muốn, trong thời gian tới, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban sẽ chủ động “đặt hàng”, phối hợp chặt chẽ với Viện để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu phục vụ công tác lập pháp của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội 'đặt hàng' Viện nghiên cứu lập pháp - Ảnh 2.

Ảnh: Lâm Hiển

Viện nghiên cứu lập pháp cần chủ động lấy ý kiến chuyên gia về dự luật khó, còn ý kiến khác nhau

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao sự nỗ lực và những kết quả đạt được của Viện Nghiên cứu lập pháp sau 9 tháng thực hiện Nghị quyết 05 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Điều này cho thấy Nghị quyết đã được ban hành kịp thời, đúng, trúng, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Trong đó, một điểm sáng được Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao là các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ công tác lập pháp đã được Viện Nghiên cứu lập pháp đẩy mạnh, thu hút được đông đảo chuyên gia, nhà khoa học tham gia, đóng góp thiết thực cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan của Quốc hội và Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, từ nay đến cuối năm, nhiệm vụ lập pháp của Quốc hội là rất lớn, khối lượng công việc rất nhiều trong khi thời gian rất khẩn trương. 

Tại Kỳ họp thứ Tư tới, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 6 dự án luật và sẽ cho ý kiến lần đầu đối với 7 dự án luật gồm: dự án Luật Đất đai (sửa đổi); dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), dự án Luật Phòng thủ dân sự, dự án Luật Giá (sửa đổi), trong đó có dự luật rất khó, rất phức tạp như dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Viện Nghiên cứu lập pháp sớm hoàn thành các kế hoạch và chủ động triển khai các hoạt động nghiên cứu chuyên đề, các tọa đàm, hội thảo đóng góp ý kiến về từng dự án luật để cung cấp thêm các thông tin, luận cứ khoa học về các dự án Luật nêu trên cho đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội 'đặt hàng' Viện nghiên cứu lập pháp - Ảnh 3.

Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Tiếp tục chú trọng tăng cường năng lực cho Viện Nghiên cứu lập pháp

Tại cuộc làm việc, gợi mở các nội dung cụ thể Viện Nghiên cứu lập pháp cần chủ động tổ chức các hoạt động nghiên cứu, lấy ý kiến chuyên gia, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, không chỉ các dự luật trình Quốc hội lần đầu mà ngay cả 6 dự án Luật đã được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Ba vừa qua thì hiện cũng còn những nội dung quan trọng có ý kiến khác nhau.

Đơn cử như với dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), kỳ vọng, sự mong đợi của ngành y tế, của cử tri và nhân dân là rất lớn, nên Viện Nghiên cứu lập pháp cần phối hợp với Ủy ban Xã hội, Ủy ban Tài chính và Ngân sách, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu bổ sung một chương về cơ chế tài chính của cơ sở khám chữa bệnh, từ đó rút kinh nghiệm cho các lĩnh vực khác.

Hay việc sửa đổi Nội quy Kỳ họp Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp cần nghiên cứu, đóng góp ý kiến về các nội dung cần cải tiến, đổi mới trước khi trình Hội nghị đại biểu chuyên trách và Quốc hội xem xét thông qua.

Chủ tịch Quốc hội 'đặt hàng' Viện nghiên cứu lập pháp - Ảnh 4.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Hay liên quan đến sửa đổi, bổ sung hai Nghị quyết của Ủy ban Quốc hội về phân loại đô thị và tiêu chuẩn của đơn vị hành chính, phân loại đơn vị hành chính, Viện Nghiên cứu lập pháp cần cung cấp thêm cơ sở pháp lý, kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại Phiên họp tháng 9 tới.

“Mọi quyết sách của Quốc hội đều phải dựa trên các căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học, thực tiễn, các kết quả nghiên cứu cụ thể”, nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Văn phòng Quốc hội tạo điều kiện cho Viện Nghiên cứu lập pháp; Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với Viện trong quá trình hoạt động. 

Cùng với đó, cần tiếp tục chú trọng tăng cường năng lực cho Viện Nghiên cứu lập pháp; huy động mạnh mẽ hơn nữa sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học trên tất cả các lĩnh vực; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế với các tổ chức, chuyên gia nước ngoài...

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
THỜI GIAN ĐĂNG KÝ DỰ THI và LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

THỜI GIAN ĐĂNG KÝ DỰ THI và LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4. Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã được Bộ GD&ĐT công bố trong hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi.

Chuyển 100% biên chế cấp huyện về cấp xã; dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp

Chuyển 100% biên chế cấp huyện về cấp xã; dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để biên chế cấp xã khi sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới.

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Năm 2025, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 8 tháng; năm 2026, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 6 tháng, lao động nữ sẽ là 57 tuổi;...

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi