24 vấn đề mới cần sửa đổi, bổ sung trong Nội quy Kỳ họp Quốc hội

29/07/2022 17:48

(Chinhphu.vn) - Ngày 29/7, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng Quốc hội và Ban soạn thảo Dự thảo Nghị quyết Ban hành nội quy Kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) đã tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến về dự thảo này.

24 vấn đề mới cần sửa đổi, bổ sung trong Nội quy Kỳ họp Quốc hội - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại Toạ đàm

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì Toạ đàm. Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường - Trưởng Ban soạn thảo dự thảo Nghị quyết điều hành Toạ đàm.

Nội quy kỳ họp Quốc hội đã bộ lộ một số hạn chế, bất cập cần sửa đổi, bổ sung

Phát biểu tại khai mạc Toạ đàm, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, tháng 5/2022, dự thảo Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) đã Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu. 

Với mục tiêu tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết bảo đảm chất lượng trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 14 (tháng 8/2022) và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tư sắp tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Văn phòng Quốc hội tổ chức Tọa đàm để xin ý kiến các đại biểu Quốc hội và một số chuyên gia về dự thảo Nghị quyết với mong muốn nhận được nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực, có tính phản biện, đề xuất được nhiều quy định mới nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả Kỳ họp của Quốc hội. 

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, kể từ khi được ban hành vào năm 2015 đến nay, Nội quy Kỳ họp Quốc hội đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. 

Tuy nhiên, Nội quy cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung.

Tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động của Quốc hội

Căn cứ chủ trương, đường lối của Đảng, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, việc sửa đổi Nội quy Kỳ họp Quốc hội phải quán triệt các quan điểm cơ bản sau đây:

Một là, thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; bám sát quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đoàn Quốc hội tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị.

Hai là, tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động của Quốc hội, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Ba là, bảo đảm mọi hoạt động của Quốc hội tại Kỳ họp đều có quy định về quy trình, thủ tục cụ thể; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tránh việc cùng một nội dung nhưng có nhiều văn bản cùng điều chỉnh.

Bốn là, nội quy hóa các nội dung đã được cải tiến, đổi mới có liên quan đến công tác chuẩn bị, tiến hành kỳ họp đã được thực tiễn kiểm nghiệm.

24 vấn đề mới cần sửa đổi, bổ sung trong Nội quy Kỳ họp Quốc hội - Ảnh 2.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu

24 vấn đề mới cần sửa đổi bổ sung trong Nội quy kỳ họp Quốc hội

Nêu một số hạn chế, bất cập của Nội quy Kỳ họp năm 2015, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, một số nội dung chưa quy định cụ thể trong Nội quy hoặc quy định còn chưa hợp lý, chưa thống nhất với các quy định khác liên quan; nhiều luật đã được sửa đổi, bổ sung có quy định về thẩm quyền của Quốc hội nhưng chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục để Quốc hội thực hiện thẩm quyền đó tại kỳ họp.

Cùng với đó, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng chỉ rõ trong thời gian qua đã có nhiều cải tiến, đổi mới được áp dụng tại kỳ họp và phát huy hiệu quả nhưng lại chưa được quy định hoặc đang khác so với quy định của Nội quy năm 2015. 

Do đó, Nội quy kỳ họp cần sửa đổi, bổ sung tập trung 24 vấn đề mới để sửa đổi, bổ sung Nội quy năm 2015 (cụ thể bổ sung 6 điều, sửa đổi 43 điều và kế thừa nguyên văn 13 điều như quy định hiện hành).

24 vấn đề mới cần sửa đổi, bổ sung trong Nội quy Kỳ họp Quốc hội - Ảnh 3.

Các đại biểu thảo luận tại toạ đàm

Tại tọa đàm, các đại biểu, chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp về các nội dung trọng tâm của dự thảo Nghị quyết như: quy định về chủ trì kỳ họp, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, khách mời, dự thính kỳ họp, chương trình kỳ họp, thời hạn gửi tài liệu thẩm tra, tài liệu phục vụ kỳ họp, thông tin về kỳ họp, xin ý kiến đại biểu Quốc hội bằng phiếu xin ý kiến, lấy ý kiến đại biểu Quốc hội bằng văn bản.... 

Các đại biểu cũng góp ý cụ thể các quy định chi tiết về trình tự, thủ tục tiến hành các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội; biên bản kỳ họp, phiên họp; tập hợp, tổng hợp, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội; chủ tọa, thư ký phiên họp; quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền của Quốc hội về quyết định nhân sự và cơ cấu tổ chức, thành lập, bãi bỏ các cơ quan trong bộ máy nhà nước; quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền của Quốc hội về quyết định các vấn đề quan trọng khác tại kỳ họp Quốc hội.

Kết luận tọa đàm, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, thẳng thắn, trách nhiệm của các đại biểu, chuyên gia dành cho tọa đàm cũng như với nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả kỳ họp Quốc hội; đồng thời yêu cầu Văn phòng Quốc hội, Ban soạn thảo tổng hợp, nghiên cứu các ý kiến để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/11/2024

Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/11/2024

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai được quy định tại Quyết định 3220 /QĐ-BYT ngày 1/11/2024 của Bộ Y tế.

Danh sách GA HÀNH KHÁCH, GA HÀNG HÓA dự kiến ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO đi qua

Danh sách GA HÀNH KHÁCH, GA HÀNG HÓA dự kiến ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO đi qua

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến đi qua 20 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài khoảng 1.541 km bao gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.

Từ ngày 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Từ ngày 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

Danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên chức danh GS, PGS năm 2024 (Xét tại Phiên họp lần thứ II của HĐGSNN nhiệm kỳ 2024-2029, ngày 2-3/11/2024).

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi