Bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã

02/04/2025 13:23

(Chinhphu.vn) - Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 (có hiệu lực từ 1/4/2025) đã bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã; bổ sung quy định Chính phủ ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật.

Từ 1/4, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã chính thức có hiệu lực thi hành. Luật tiếp tục đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch… tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI QUAN TRỌNG, MANG TÍNH ĐỘT PHÁ CỦA LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2025

Bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã- Ảnh 1.

Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật

Thứ nhất, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã thể chế hóa đầy đủ sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật.

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã xác định cụ thể đặc trưng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và xác định cụ thể yêu cầu, tiêu chí xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. 

Thể chế hóa vấn đề này, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định nguyên tắc trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam; 

Quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền của Đảng cho ý kiến về định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội, cho ý kiến về dự thảo văn bản và việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp đặc biệt..

Phân định rõ thẩm quyền lập pháp, lập quy

Thứ hai, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 quy định ngắn gọn hơn, phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy.

Cụ thể: Luật chỉ quy định cụ thể trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và văn bản liên tịch; 

Giao Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương. 

Với cách làm này, Luật chỉ quy định những vấn đề chung, thuộc thẩm quyền của Quốc hội, do đó đã gọn hơn, với 72 điều (giảm 101 điều tương ứng với 58,4% số điều so với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015).

Bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã- Ảnh 2.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã

Thứ ba, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã để bảo đảm thống nhất với nội dung đề xuất nêu tại đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật mà Đảng đoàn Quốc hội đã trình Bộ Chính trị.

Đồng thời thay đổi 01 hình thức từ Quyết định Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành sang hình thức Thông tư. 

Theo đó, Luật mới có 25 hình thức văn bản quy phạm pháp luật (giảm 01 hình thức) và do 14 chủ thể có thẩm quyền ban hành (giảm 02 chủ thể) so với hiện hành.

Bổ sung quy định Chính phủ ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 cũng bổ sung quy định Chính phủ ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật để kịp thời giải quyết vướng mắc trong thực tiễn quản lý nhà nước và quy định giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Chính phủ, trong đó có việc quy định thí điểm một số chính sách chưa có pháp luật điều chỉnh thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc khác với nghị định, nghị quyết hiện hành.

Thứ tư, Luật đã quy định đổi mới việc xây dựng chương trình lập pháp của Quốc hội theo hướng vừa có chiến lược, định hướng dài hạn, vừa mang tính linh hoạt cao, bám sát thực tiễn cuộc sống, tách quy trình làm chính sách với việc lập chương trình lập pháp hằng năm. 

Trên cơ sở định hướng lập pháp nhiệm kỳ và Chương trình lập pháp hằng năm, Chính phủ và các cơ quan trình sẽ chủ động phân công, chỉ đạo việc lập đề nghị, soạn thảo các dự án luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Sau khi Chính phủ và các cơ quan trình dự án luật, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội sẽ thẩm tra; Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến; các dự án luật được chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng sẽ được bố trí vào Chương trình Kỳ họp của Quốc hội.

Bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã- Ảnh 3.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9.

Tách bạch quy trình chính sách với việc lập Chương trình lập pháp hằng năm

Thứ năm, Luật quy định đơn giản, hợp lý hơn về quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo (quy phạm hóa chính sách). 

Theo đó, Luật đã tách bạch quy trình chính sách với việc lập Chương trình lập pháp hằng năm; Phân định rõ hơn quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo (cơ quan trình quyết định chính sách, Quốc hội quyết định dự thảo). 

Với tinh thần đó, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách sẽ gồm 04 bước cơ bản, trên cơ sở chính sách được thông qua thì sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình gồm 07 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu (với quy trình này, có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống 10 tháng).

Phân định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của Chính phủ và Quốc hội trong quy trình xây dựng pháp luật

Thứ sáu, Với tinh thần mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một chủ thể chủ trì và chịu trách nhiệm, Luật đã phân định rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm của Chính phủ và Quốc hội trong quy trình xây dựng pháp luật. 

Theo đó, Chính phủ làm đúng vai là cơ quan trình dự án luật và chịu trách nhiệm đến cùng với dự án luật do mình trình; Quốc hội là cơ quan lập pháp, có quyền thông qua hoặc không thông qua dự án luật do Chính phủ trình. 

Cách làm này sẽ giúp bảo đảm chất lượng văn bản Luật và tạo thuận lợi trong khâu tổ chức thi hành, bảo đảm sự gắn kết giữa công tác xây dựng và tổ chức thi hành Luật.

Ngoài quy trình thông thường, để đẩy nhanh tiến độ, kịp thời giải quyết những yêu cầu cấp bách của thực tiễn, Luật quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy trình rút gọn và trong trường hợp đặc biệt. 

Trong đó, đối với quy trình rút gọn, Luật quy định rõ thời điểm đề xuất áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn là trước hoặc trong quá trình xây dựng chính sách hoặc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; mở rộng các trường hợp được áp dụng thủ tục rút gọn đối với thông tư và giao Bộ trưởng tự quyết định, chịu trách nhiệm về việc áp dụng thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành thông tư. 

Theo quy định này, thời gian để xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn chỉ mất khoảng 01 - 02 tháng (giảm được 06 - 08 tháng).

Bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã- Ảnh 4.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh giới thiệu một số điểm mới của Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật.

Bổ sung quy định về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật

Thứ bảy, bổ sung quy định về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục vấn đề thi hành pháp luật là khâu yếu, trong đó nêu rõ nội dung và trách nhiệm trong việc tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật. 

Đồng thời, bổ sung quy định về trách nhiệm hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2025.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi