Tán thành sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

11/02/2025 09:57

(Chinhphu.vn) - Các đại biểu cơ bản tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật.

Tán thành sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật- Ảnh 1.

Phiên họp toàn thể lần thứ 31 của Ủy ban Pháp luật

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật

Tiếp tục Chương trình phiên họp toàn thể lần thứ 31, tối 10/2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật tiến hành thẩm tra dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, trên cơ sở kế thừa Điều 1 Luật hiện hành, dự thảo Luật quy định khái quát hơn và bổ sung nội dung, trách nhiệm tổ chức thi hành bên cạnh nội dung về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Cụ thể: “Luật này quy định việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; một số nội dung về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật”. Đồng thời, giữ quy định Luật này không quy định về làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.

Tán thành sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) giảm 9 chương so với Luật 2015

Theo đó, dự thảo Luật được bố cục gồm 8 chương, 72 điều (giảm 9 chương tương ứng với 53% số chương, 101 điều tương ứng với 58,4% số điều so với Luật năm 2015).

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 119-KL/TW, dự thảo Luật quy định ngắn gọn và chỉ quy định cụ thể trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và văn bản liên tịch. 

Đối với các văn bản quy phạm pháp luật còn lại sẽ quy định nguyên tắc và giao Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành.

Tán thành sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật- Ảnh 3.

Thành viên Ủy ban Pháp luật tham gia phiên họp

7 vấn đề đổi mới quan trọng trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, nội dung dự thảo Luật tập trung quy định 07 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật.

Cụ thể: Tiếp tục đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng và thi hành pháp luật; Phân định rõ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và văn bản dưới luật; Bổ sung hình thức nghị quyết quy phạm pháp luật của Chính phủ; Đổi mới việc xây dựng Chương trình lập pháp của Quốc hội; Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Đẩy mạnh phân cấp gắn với tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo; Quy định việc chịu trách nhiệm đến cùng của các cơ quan trình dự án luật; Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.

Tán thành sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Cho ý kiến tại phiên họp, các đại biểu cơ bản tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật; thực hiện nghiêm quan điểm đổi mới tư duy xây dựng pháp luật đã được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước quán triệt thời gian qua.

Đồng thởi, góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Tán thành sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật- Ảnh 8.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành

Dự thảo Luật đã cơ bản bám sát, thể chế hóa đầy đủ định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật theo Kết luận số 119-KL/TW ngày 20/01/2025 của Bộ Chính trị và yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật. 

Dự thảo Luật có 08 chương, 72 điều, gọn hơn, giảm 101 điều so với Luật hiện hành mặc dù phạm vi điều chỉnh được mở rộng bao hàm cả một số nội dung về trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật.

Bên cạnh đó, các ý kiến cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, nhất là với các dự án luật, nghị quyết khác được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại cùng Kỳ họp như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi);...

Ngoài ra, các đại biểu còn tập trung cho ý kiến vào một số nội dung cụ thể tại dự thảo Luật liên quan tới quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; phản biện xã hội và tham vấn chính sách; thông qua và điều chỉnh Chương trình lập pháp hằng năm; mối quan hệ giữa quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo văn bản; quy trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết;...

Tán thành sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật- Ảnh 9.

Các đại biểu tham gia phiên họp

Trong đó, về tham vấn chính sách, một số ý kiến đại biểu cho rằng, quy định này giúp các cơ quan phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tuy nhiên, đề nghị cần nghiên cứu mở rộng hơn đối tượng được tham vấn chính sách.

Về thông qua và điều chỉnh Chương trình lập pháp hằng năm, các ý kiến cơ bản tán thành với quy định của dự thảo Luật, theo đó, trên cơ sở đề xuất của các cơ quan, tổ chức về dự án cần đưa vào Chương trình, Thường trực Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan trình, các cơ quan khác của Quốc hội “rà soát, đề xuất” ý kiến về dự kiến Chương trình báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. 

Quy định như vậy vừa bảo đảm tính linh hoạt, chủ động cho cơ quan trình, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nhưng vẫn bảo đảm chặt chẽ và thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong việc quyết định Chương trình lập pháp của Quốc hội.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị để bảo đảm tính chuyên nghiệp, chặt chẽ của quy trình thì nên quy định việc “thẩm tra” thay cho việc “rà soát, đề xuất” ý kiến đối với các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Đồng thời, nên tiếp tục kế thừa Luật hiện hành, bổ sung quy định trách nhiệm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong việc triển khai Chương trình lập pháp hằng năm để làm cơ sở cho các cơ quan tổ chức thực hiện.

Tán thành sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật- Ảnh 10.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng kết luận phiên họp

Kết luận nội dung thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc chuẩn bị Hồ sơ dự án Luật đầy đủ, đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng. 

Hồ sơ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đáp ứng đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng lưu ý một số nội dung cần tiếp tục được rà soát, hoàn thiện tại dự thảo Luật như: quy định về tham vấn chính sách; xác định rõ hơn vai trò của các cơ quan trong thực hiện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; nghiên cứu, thiết kế phương án để các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội có thể tham gia nhiều lần vào dự án Luật; vấn đề xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền đối với các vấn đề lớn của hồ sơ chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;... 

Đồng thời, đề nghị Thường trực Ủy ban Pháp luật nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý tại phiên họp, khẩn trương hoàn thiện Báo cáo thẩm tra theo đúng quy định./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM có hiệu lực từ 14/2/2025

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM có hiệu lực từ 14/2/2025

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

(Chinhphu.vn) - Theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2025, Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã, đường thôn thuộc địa bàn quản lý.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi