UBTVQH cho ý kiến đối với dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

05/02/2025 18:14

(Chinhphu.vn) - Chiều 5/2, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.

UBTVQH cho ý kiến đối với dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)- Ảnh 1.

Toàn cảnh phiên họp

Nội dung cơ bản của dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

Trình bày Tờ trình về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án luật được xây dựng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả, dễ áp dụng trên thực tế, khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Về phạm vi điều chỉnh, trên cơ sở kế thừa Điều 1 Luật hiện hành, dự thảo Luật quy định khái quát hơn và bổ sung nội dung về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật bên cạnh nội dung về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như sau: “Luật này quy định việc xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật”, đồng thời, giữ nguyên quy định về việc Luật này không quy định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.

UBTVQH cho ý kiến đối với dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình

Bộ trưởng Bộ Tư pháp nêu rõ, dự thảo Luật bố cục thành gồm 8 chương, 72 điều (giảm 9 chương, 101 điều so với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015). 

Nội dung dự thảo Luật tập trung vào các vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật: tiếp tục đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng và thi hành pháp luật; phân định rõ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và văn bản dưới luật; bổ sung hình thức nghị quyết quy phạm pháp luật của Chính phủ; đổi mới việc xây dựng Chương trình lập pháp của Quốc hội…

Nghiên cứu quy định cụ thể quyền phản biện xã hội độc lập của các tổ chức chính trị - xã hội

Trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ về dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản thống nhất với cơ quan trình dự án về việc lược giảm hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã và của HĐND quận;

Bổ sung nghị quyết của Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật; thay đổi hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Tổng Kiểm toán nhà nước. 

Đối với đề xuất lược giảm hình thức văn bản quy phạm pháp luật của UBND quận, đề nghị cân nhắc thận trọng, đánh giá tác động kỹ lưỡng thêm, vì UBND quận là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành các hoạt động trên địa bàn, nếu không được giao thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì có thể sẽ phát sinh khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao cũng như thực hiện phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan, tổ chức cấp dưới.

UBTVQH cho ý kiến đối với dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)- Ảnh 3.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ

Về phản biện xã hội và tham vấn chính sách (Điều 6), đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với quy định của dự thảo Luật về phản biện xã hội đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để vừa phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên, vừa tập trung một đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện phản biện xã hội như hiện hành; đồng thời, bảo đảm phù hợp với Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội và thống nhất với quy định tại Luật Công đoàn. 

Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị nghiên cứu quy định cụ thể quyền phản biện xã hội độc lập của các tổ chức chính trị - xã hội.

UBTVQH cho ý kiến đối với dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)- Ảnh 4.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu

Cần ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số vào quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây là một dự thảo đặc biệt quan trọng, liên quan đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là công tác quản lý nhà nước, đòi hỏi yêu cầu cao trong thời gian gấp.

Các đại biểu đánh giá cao Chính phủ cũng như các cơ quan thẩm tra đã tích cực, khẩn trương, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, phối hợp chặt chẽ để kịp thời hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga bày tỏ nhất trí với quan điểm cơ quan nào trình thì bảo vệ đến cùng, cơ quan nào thẩm tra, phản biện thì phản biện, thẩm tra đến cùng. Việc này đã được thực hiện trước đây và cho thấy tính khoa học, hợp lý, đảm bảo tính phản biện và trách nhiệm giải trình của các cơ quan.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng, trong quá trình thẩm tra, nếu cần thiết phải lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan soạn thảo cần chủ động xin ý kiến Bộ Chính trị, không nên để Quốc hội thực hiện việc này. Bởi vì, Chính phủ là cơ quan trình dự thảo, phải chịu trách nhiệm về nội dung của dự thảo, việc xin ý kiến nên do Chính phủ và các cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện để đảm bảo tính chủ động và trách nhiệm.

Tham gia ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho rằng cần ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số vào quy trình lập pháp, thể hiện rõ nét hơn nữa nội dung này trong dự thảo Luật để đáp ứng yêu cầu thẩm tra nhanh chóng, kịp thời. 

Theo đó, cần quy định cụ thể về các hình thức xin ý kiến trực tuyến, đặc biệt về giá trị pháp lý của hình thức này. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nêu ví dụ, với việc xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống pháp điển, cần quy định chi tiết hơn về tổ chức thực thi, rà soát, đánh giá để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

UBTVQH cho ý kiến đối với dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)- Ảnh 5.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu

Thảo luận về việc thẩm định dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết do Chính phủ trình, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị dự thảo Luật sửa đổi theo hướng: Báo cáo thẩm định cần thể hiện rõ quan điểm của cơ quan thẩm định, đồng thời nêu rõ dự án đủ hay chưa đủ điều kiện trình Chính phủ, hoặc có đủ điều kiện không sau khi có ý kiến giải trình, tiếp thu đầy đủ. Báo cáo thẩm định cần được gửi đến Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn gửi báo cáo thẩm định chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, cơ quan soạn thảo cần giải thích rõ lý do, cách thức giảm 101 Điều trong dự thảo luật, và làm rõ những ảnh hưởng của việc giảm này đến Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 

Cần phân tích kỹ lưỡng việc giảm này có giải quyết được những vướng mắc hiện tại của Luật hiện hành hay không, đồng thời làm rõ những điểm mới được bổ sung. Các nội dung này cần được trình bày mạch lạc, rõ ràng trong Tờ trình của Chính phủ, có thể bổ sung chi tiết vào phần phụ lục để đại biểu Quốc hội có đầy đủ thông tin xem xét, đánh giá.

UBTVQH cho ý kiến đối với dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)- Ảnh 6.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho ý kiến tại phiên họp

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị dự thảo Luật làm rõ các nội dung như: tách quy trình chính sách ra khỏi quy trình dự kiến chương trình lập pháp, phân định rõ quy trình chính sách và quy trình soạn thảo, hoàn thiện cơ chế một luật để sửa nhiều luật.

Đồng tình với định hướng đổi mới quy trình lập pháp theo hướng một số dự án luật, nghị quyết được xem xét thông qua trong một kỳ họp, tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, nếu chỉ quy định chung mà không có hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục cần thiết, có thể gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ thêm vấn đề này.

UBTVQH cho ý kiến đối với dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)- Ảnh 7.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định kết luận nội dung thảo luận

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ, Bộ Tư pháp, Ủy ban Pháp luật và các cơ quan có liên quan đã phối hợp chặt chẽ, khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu kịp thời và khoa học. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với nội dung trình của các cơ quan, đồng thời đã góp ý thêm nhiều vấn đề để các cơ quan tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ cũng như dự thảo Luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra khẩn trương tiếp thu các ý kiến đã phát biểu, sớm hoàn thiện hồ sơ gửi tới các đại biểu Quốc hội để nghiên cứu, qua đó chuẩn bị tốt nhất để dự án Luật được thông qua theo quy trình một kỳ họp tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV sắp tới.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

TOÀN VĂN: Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM có hiệu lực từ 14/2/2025

TOÀN VĂN: Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM có hiệu lực từ 14/2/2025

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2025, Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã, đường thôn thuộc địa bàn quản lý.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi