Chấm điểm phòng, chống tham nhũng: 15 địa phương đạt từ 70 điểm trở lên

06/11/2023 10:14

(Chinhphu.vn) - Điểm trung bình đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2022 cao hơn các năm trước, thể hiện quyết tâm của cả hệ thống chính trị đối với công tác phòng, chống tham nhũng.

Đánh giá công tác PCTN được Thanh Tra Chính phủ thực hiện từ năm 2016 tới nay.

Đây là một trong những công cụ quan trọng để đánh giá hiệu quả trong công tác phòng, chống tham nhũng tại 63 địa phương trên cả nước.

Điểm trung bình PCTN cao nhất từ trước tới nay

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết quả đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2022 (PACA 2022) - thang điểm 100.

Năm 2022, điểm trung bình đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh đạt 66.06 điểm, cao hơn 3.94 điểm so với năm 2021 (62.12 điểm), cao hơn 2.2 điểm so với năm 2020 (63.86 điểm), đồng thời là điểm trung bình cao nhất kể từ khi tổ chức đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng từ năm 2016 đến nay.

Chấm điểm phòng, chống tham nhũng: 15 địa phương đạt từ 70 điểm trở lên- Ảnh 1.

Vĩnh Phúc là địa phương có điểm số cao nhất

Có 15 địa phương đạt từ 70 điểm trở lên, gồm: Vĩnh Phúc, Tiền Giang, TP HCM, Quảng Ninh, Đồng Nai, Cần Thơ, Thái Nguyên, Sóc Trăng, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Hòa Bình, Hải Dương, Bắc Kạn, Sơn La.

Khoảng cách chênh lệch điểm giữa địa phương cao nhất và thấp nhất là 27.93 điểm, đứng đầu toàn quốc là tỉnh Vĩnh Phúc (đạt 77.95 điểm), thấp nhất là tỉnh Phú Yên (đạt 50.02 điểm).

Điểm trung bình đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2022 cao hơn các năm trước, thể hiện quyết tâm của cả hệ thống chính trị đối với công tác phòng, chống tham nhũng; đồng thời cũng phản ánh bước đầu tác động tích cực của việc thành lập và hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các địa phương trên cả nước.

Năm 2022, một số địa phương vẫn tiếp tục duy trì kết quả khá tốt như Vĩnh Phúc, Tiền Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đồng Nai, Thái Nguyên, Sóc Trăng, Thanh Hóa, … Tỉnh Khánh Hoà là địa phương có sự tiến bộ đáng kể so với năm 2021, tăng từ 49.93 điểm (thấp nhất cả nước năm 2021) lên 71.92 điểm năm 2022, xếp thứ 11/63.

Trong khi, tỉnh Cà Mau là địa phương không giữ được kết quả đạt được của năm trước, năm 2021 đạt 70.66 điểm (xếp thứ 8/63), nhưng điểm đánh giá năm 2022 thấp hơn nhiều, chỉ đạt 53.41 điểm (xếp thứ 62/63).

Năm 2022, một số địa phương kết quả đánh giá công tác PCTN vẫn nằm trong nhóm các địa phương có thứ hạng thấp như: Tỉnh Phú Yên (năm 2022 đạt 50.02 điểm xếp thứ 63/63, năm 2021 đạt 53.67 điểm xếp thứ 56/63), tỉnh Cao Bằng (năm 2022 đạt 54.78 điểm xếp thứ 61/63, năm 2021 đạt 53.22 điểm xếp thứ 57/63), tỉnh Yên Bái (năm 2022 đạt 56.94 điểm xếp thứ 59/63, năm 2021 đạt 52.11 điểm xếp thứ 58/63), tỉnh Lai Châu (năm 2022 đạt 59.27 điểm xếp thứ 57/63, năm 2021 đạt 50.10 điểm xếp thứ 62/63).

Kết quả phát hiện và xử lý tham nhũng vẫn là khâu yếu nhất của các địa phương

Tương tự nhiều năm đánh giá trước đây, Phần A (công tác lãnh đạo, chỉ đạo; xây dựng, hoàn thiện pháp luật về PCTN luôn đạt kết quả cao, điểm trung bình đạt 18.61 điểm trên thang điểm 20, đáp ứng 93.05% yêu cầu đặt ra, cao hơn so với năm 2021 (đạt trung bình 18.08 điểm).

Phần B (Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng) của các địa phương đạt kết quả cao hơn việc phát hiện, xử lý tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng, điểm trung bình đạt 22.22 điểm trên thang điểm 30 đáp ứng 74,07% yêu cầu đặt ra, cao hơn so với năm 2021 (đạt trung bình 19.23 điểm).

Phần C (Kết quả phát hiện và xử lý tham nhũng) vẫn là khâu yếu nhất của các địa phương, đạt điểm trung bình 19.92 điểm trên thang điểm 40, chỉ đạt 49,80% yêu cầu, cao hơn so với năm 2021 (đạt trung bình 18.78 điểm).

Phần D (Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng) đạt điểm trung bình 5.33 điểm trên thang điểm 10 đáp ứng 53,30% yêu cầu, thấp hơn so với năm 2021 (đạt trung bình 6.03 điểm).

Kết quả đánh giá phòng, chống tham nhũng năm 2022 của các địa phương

Chấm điểm phòng, chống tham nhũng: 15 địa phương đạt từ 70 điểm trở lên- Ảnh 2.

Chấm điểm phòng, chống tham nhũng: 15 địa phương đạt từ 70 điểm trở lên- Ảnh 3.

Kết quả đánh giá phòng, chống tham nhũng năm 2022 so với năm 2021

Chấm điểm phòng, chống tham nhũng: 15 địa phương đạt từ 70 điểm trở lên- Ảnh 4.

Chấm điểm phòng, chống tham nhũng: 15 địa phương đạt từ 70 điểm trở lên- Ảnh 5.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi