Có cho người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm quyền xin từ chức hay không?

06/05/2023 08:25

(Chinhphu.vn) - Cần thống nhất nguyên tắc có cho người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm quyền xin từ chức trước khi tiến hành các quy trình tiếp theo hay không. Trong trường hợp cho người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm quyền xin từ chức thì cần xác định thời hạn để họ thực hiện quyền này. Nếu qua thời hạn đó mà họ không từ chức thì Quốc hội, Hội đồng nhân dân mới tiến hành các thủ tục tiếp theo.

Cần thống nhất nguyên tắc có cho người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm quyền xin từ chức không? - Ảnh 1.

Chiều 5/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật họp phiên thẩm tra sơ bộ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Đề xuất nhiều điểm mới về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

Tại phiên họp, trình bày Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết việc ban hành nghị quyết này nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đã được xác định trong các văn kiện của Đảng và pháp luật; bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.

Đồng thời nhằm bảo đảm tính kế thừa, tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất đồng bộ trong các văn bản về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị quyết số 85/2014/QH13 tập trung sửa đổi, bổ sung, làm rõ hơn những điều, khoản chưa phù hợp, rõ ràng, chặt chẽ.

Cùng với đó, bổ sung vào Nghị quyết mới những nội dung của của Hướng dẫn số 321/HD-UBTVQH14 ngày 02/10/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đã kiểm nghiệm trong thực tiễn lấy phiếu tín nhiệm là đúng, hợp lý.

Cần thống nhất nguyên tắc có cho người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm quyền xin từ chức không? - Ảnh 2.

Theo Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh, dự thảo Nghị quyết giữ nguyên như Nghị quyết số 85/2014/QH13 với 18 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 13/18 điều Nghị quyết và bổ sung 02 Biểu mẫu mới.

Nội dung chủ yếu của Nghị quyết bao gồm: Phạm vi điều chỉnh; mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm; quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm; các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm; phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và việc xác định phiếu hợp lệ; kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Về những điểm mới của dự thảo Nghị quyết, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung các trường hợp không lấy phiếu tín nhiệm; thể chế các nội dung của Quy định số 96-QĐ/TW về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; bổ sung  các quy định về nguyên tắc và căn cứ lấy phiếu tín nhiệm, việc công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bên cạnh đó, Ban soạn thảo cũng trình xin ý kiến về tên gọi của Nghị quyết, việc bổ sung trường hợp không lấy phiếu tín nhiệm, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường ở thành phố Hà Nội và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường ở thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, việc bổ sung thêm chủ thể có quyền kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, về quy trình, thủ tục ban hành Nghị quyết và các điều khoản thi hành.

Cần thống nhất nguyên tắc có cho người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm quyền xin từ chức không? - Ảnh 3.

Đề xuất trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 5

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Nghị quyết số 85/2014/QH13 với những lý do như đã thể hiện tại dự thảo Tờ trình; đồng thời đề nghị Ban soạn thảo khẩn trương hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để phục vụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), trong đó lưu ý việc tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan, sớm có tài liệu để Ủy ban Pháp luật thẩm tra chính thức theo quy định.

Các đại biểu cũng nhất trí với việc trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 5 theo trình tự, thủ tục rút gọn nhằm bảo đảm việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định mới sẽ được thực hiện tại kỳ họp cuối năm 2023, đáp ứng yêu cầu tại Quy định số 96-QĐ/TW. 

Do đó, thống nhất đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung dự thảo Nghị quyết này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 theo quy định tại Điều 58 của Nội quy kỳ họp Quốc hội.

Ngoài ra, các đại biểu cũng cơ bản tán thành với việc xác định tên gọi của Nghị quyết là “Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân” để bảo đảm phù hợp với phạm vi các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Cùng với việc sửa đổi tên gọi của Nghị quyết, có ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, xác định cụ thể phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Nghị quyết này trong trường hợp bổ sung chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, phường ở những nơi thực hiện mô hình chính quyền đô thị vào đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân thành phố hoặc Hội đồng nhân dân quận, thị xã để có cách thể hiện cho phù hợp. có thể nghiên cứu thêm phương án lồng ghép, tích hợp phạm vi đối tượng được Quốc hội, Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm vào trong dự thảo Nghị quyết này.

Cần thống nhất nguyên tắc có cho người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm quyền xin từ chức không? - Ảnh 4.

Thống nhất các nguyên tắc trong xử lý hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

Tại các Điều 10, 15 và 18 dự thảo Nghị quyết quy định về hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm theo hướng: Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp hoặc người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá không tín nhiệm thì có thể xin từ chức. 

Nhưng đối với trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì dự thảo Nghị quyết lại không quy định về việc xin từ chức.

Để quán triệt và cụ thể hóa yêu cầu của Quy định số 96-QĐ/TW, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị nghiên cứu, chỉnh lý quy định về cách thức và thời điểm xử lý trong trường hợp người được lấy phiếu đạt tín nhiệm thấp. 

Trong đó, cần thống nhất nguyên tắc có cho người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm quyền xin từ chức trước khi tiến hành các quy trình tiếp theo hay không.

Đồng thời, để có cơ chế thực hiện, dự thảo Nghị quyết cần chỉnh lý theo hướng trong trường hợp cho người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm quyền xin từ chức thì cần xác định thời hạn để họ thực hiện quyền này. Nếu qua thời hạn đó mà họ không từ chức thì Quốc hội, Hội đồng nhân dân mới tiến hành các thủ tục tiếp theo.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Từ 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Từ 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Người dân góp ý

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng trả lời cử tri kiến nghị công dân đỗ các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau.

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi qua Cổng dịch vụ công.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi