Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng

06/04/2025 13:56

(Chinhphu.vn) - Trong thế giới hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau ngày nay, các con số thống kê – nếu không được đặt đúng trong bối cảnh, hoàn cảnh – đôi khi có thể dẫn đến những ngộ nhận tai hại.

Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng- Ảnh 1.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Việt Nam chỉ đang làm điều mà mọi quốc gia có chí tiến thủ đều làm: Tham gia một cách nghiêm túc vào cuộc chơi toàn cầu, bằng sức lao động của chính mình - Ảnh: VGP

Một trong những ngộ nhận hay nhầm lẫn đáng tiếc như vậy chính là cách người ta nhìn vào thặng dư thương mại lớn của Việt Nam với Hoa Kỳ như một biểu hiện của bất công, thậm chí là hành vi thao túng thương mại. Và giờ đây, điều đó đang được cụ thể hóa bằng tuyên bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ.

Nhưng phải hiểu những con số ấy như thế nào để chúng phản ánh đầy đủ và trung thực bản chất của mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia? Và nếu đi theo con đường áp đặt thuế quan, ai sẽ là người thực sự thiệt thòi?

Không có thao túng, chỉ có quy luật thị trường đang vận hành

Việt Nam không phá giá tiền tệ. Việt Nam cũng không trợ cấp xuất khẩu một cách bất hợp pháp. Thay vào đó, Việt Nam bước ra từ những cuộc cải cách sâu rộng, mở cửa thị trường, thu hút đầu tư và hòa mình vào chuỗi cung ứng toàn cầu – một cách đúng mực, kiên nhẫn và minh bạch.

Việc Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hơn 100 tỷ USD hàng hóa mỗi năm, và chỉ nhập khẩu khoảng hơn 10 tỷ USD, là hệ quả tất yếu của mô hình phát triển dựa vào sản xuất công nghiệp định hướng xuất khẩu. Nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam đang hưởng lợi quá mức. Bởi phần lớn hàng hóa ấy không do Việt Nam "sáng tạo", mà do các doanh nghiệp FDI – trong đó có không ít doanh nghiệp Mỹ – sản xuất tại Việt Nam rồi tái xuất sang Mỹ.

Một chiếc điện thoại thông minh gắn mác "Made in Vietnam" xuất sang thị trường Mỹ có thể trị giá 500 USD, nhưng Việt Nam chỉ giữ lại được 15–20 USD giá trị gia tăng. Số còn lại quay về các trung tâm thiết kế, phát triển, thương hiệu và phân phối – phần lớn đặt tại Mỹ. Như vậy, cán cân thương mại ghi nhận xuất siêu cho Việt Nam, nhưng cán cân giá trị lại nghiêng về phía Hoa Kỳ.

Mỹ không chỉ không thiệt, mà còn được lợi rất nhiều

Chúng ta hãy thành thật với nhau: Ai mới là người đang được hưởng nhiều nhất từ mối quan hệ kinh tế này?

Trước hết là người tiêu dùng Mỹ. Từ đôi giày Nike sản xuất tại Việt Nam, đến chiếc ghế gỗ trong phòng khách, hay chiếc laptop giá rẻ – tất cả đều giúp người dân Mỹ sống thoải mái hơn với đồng lương của mình.

Tiếp theo là các tập đoàn công nghệ và thời trang Mỹ. Họ chuyển dịch nhà máy sang Việt Nam không phải vì bị ép buộc, mà vì đó là quyết định chiến lược, giúp giảm chi phí, ổn định chuỗi cung ứng, và đối phó với biến động địa chính trị. Việt Nam trở thành điểm đến thay thế lý tưởng cho một số nước trong khu vực, trong khi lợi nhuận vẫn chảy về Thung lũng Silicon hay Phố Wall.

Thứ ba là ngành xuất khẩu nông sản Mỹ. Việt Nam nhập khẩu hàng tỷ USD bông, đậu nành, máy móc, thiết bị y tế từ Mỹ. Trong khi đó, người nông dân Việt vẫn đang nỗ lực bán từng ký gạo, từng lít nước mắm vào thị trường Hoa Kỳ – nhưng phần nhiều vẫn gặp rào cản kỹ thuật.

Nói cách khác, nếu gọi mối quan hệ này là một trò chơi, thì đây là trò chơi mà cả hai bên cùng thắng – và có thể Mỹ thắng nhiều hơn.

Việt Nam: Người thợ cả khiêm nhường trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Nhiều người nhìn vào con số xuất siêu và tưởng rằng Việt Nam đang "làm giàu" trên lưng nước Mỹ. Nhưng sự thật là: Việt Nam đang làm công việc của một người thợ cả lành nghề, chịu trách nhiệm gia công, lắp ráp, đảm bảo tiến độ, giữ vững chất lượng – nhưng không sở hữu bản thiết kế, không quyết định giá bán, cũng không chiếm phần lớn lợi nhuận.

Để duy trì vị trí ấy, Việt Nam phải đánh đổi nhiều thứ: Áp lực lao động, chi phí năng lượng… và cả nguy cơ trở thành điểm yếu trong chuỗi cung ứng nếu tình hình quốc tế xấu đi.

Việt Nam cũng không được phép tự do điều hành thương mại như các cường quốc. Mỗi biến động nhỏ về thuế quan, mỗi xung đột về tiêu chuẩn đều có thể làm đảo lộn toàn bộ cục diện. Sự mong manh này không thể được gọi là lợi thế bất công.

Đánh thuế Việt Nam là đánh vào chuỗi cung ứng của chính Hoa Kỳ

Nếu thuế quan 46% được áp đặt, những gì bị tổn thương đầu tiên sẽ chưa hẳn là doanh nghiệp Việt, mà là: Chuỗi cung ứng của các tập đoàn Mỹ, vốn đã mất nhiều năm mới chuyển dịch được từ các nước khác sang Việt; người tiêu dùng Mỹ, vì giá hàng hóa sẽ tăng lên; quan hệ chiến lược Việt - Mỹ, vốn đang trên đà phát triển tích cực với tinh thần tôn trọng và tin cậy lẫn nhau.

Trong một thế giới đầy biến động, việc gìn giữ những mối quan hệ thương mại công bằng, minh bạch và cùng có lợi chính là nền tảng của ổn định lâu dài, bền vững.

Mặt khác, dường như phía Hoa Kỳ chỉ tính tới thâm hụt thương mại hàng hóa, chưa tính tới việc Mỹ thặng dư xuất khẩu dịch vụ rất lớn.

Khi chính sách cần một cái nhìn sâu hơn con số

Chúng ta không thể xây dựng chính sách thương mại chỉ dựa vào cán cân xuất - nhập khẩu. Những con số đó chưa nói hết sự thật. Cái mà chúng ta cần là cái nhìn sâu vào cấu trúc chuỗi giá trị, vào lợi ích thật và vào chất lượng của mối quan hệ hợp tác cũng như lợi ích thiết thực cho người dân hai nước.

Việt Nam chưa bao giờ tìm cách làm giàu bằng con đường phi chính đáng. Việt Nam không thao túng. Việt Nam chỉ đang làm điều mà mọi quốc gia có chí tiến thủ đều làm: Tham gia một cách nghiêm túc vào cuộc chơi toàn cầu, bằng sức lao động của chính mình.

Và vì thế, Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi