GS Vũ Minh Khương: Việt Nam cần tận dụng mọi kênh đối thoại trong xử lý vấn đề thuế quan với Hoa Kỳ

04/04/2025 11:16

(Chinhphu.vn) - Trước việc Hoa Kỳ áp thuế 46% đối với hàng hóa của Việt Nam xuất vào Hoa kỳ, GS. Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đàm phán vì mức thuế này còn là một công cụ thúc đẩy đối thoại thương mại.

GS Vũ Minh Khương: Việt Nam cần tận dụng mọi kênh đối thoại trong xử lý vấn đề thuế quan với Hoa Kỳ- Ảnh 1.

GS Vũ Minh Khương: Việt Nam cần tận dụng mọi kênh đối thoại trong xử lý vấn đề thuế quan với Hoa Kỳ - Ảnh: VGP

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, GS. Vũ Minh Khương đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm và giải pháp ứng phó trước việc Hoa Kỳ sẽ áp thuế 46% đối với hàng hóa của Việt Nam từ ngày 9/4 tới.

Việc Thủ tướng thành lập tổ phản ứng nhanh là một tín hiệu tích cực, kịp thời

Hoa Kỳ vừa công bố quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa của Việt Nam vào thị trường nước này, Giáo sư nhận định như thế nào về quyết định này?

Giáo sư Vũ Minh Khương: Quyết định của Hoa Kỳ là một phần trong chiến lược điều chỉnh thương mại tổng thể của nước này nhằm đảm bảo sự cân bằng và công bằng trong quan hệ thương mại song phương. 

Các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam sẽ cần điều chỉnh chính sách để giảm mức thặng dư này theo lộ trình hợp lý.

Chúng ta hiện đang đối diện với 2 thách thức chính. Thứ nhất, Việt Nam chưa có hiệp định thương mại tự do song phương với Hoa Kỳ, trong khi lại hưởng mức thuế ưu đãi với nhiều đối tác khác như Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN. 

Điều này có thể khiến Hoa Kỳ nhìn nhận quan hệ thương mại với Việt Nam là chưa thực sự cân bằng. Vì vậy, chúng ta cần chủ động thể hiện thiện chí, cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường Hoa Kỳ một cách toàn diện.

Thứ hai, thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ hiện ở mức rất cao, với kim ngạch xuất khẩu vượt 100 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Hoa Kỳ còn khá khiêm tốn. Để tạo sự cân bằng, Việt Nam cần đẩy mạnh nhập khẩu từ Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao và nông sản, nhằm tạo ra lợi ích song phương và củng cố niềm tin từ đối tác.

Theo tôi, dù thách thức đặt ra lớn nhưng đây cũng là cơ hội để Việt Nam cải cách một cách căn bản, nâng cao năng lực hội nhập. Việc Thủ tướng thành lập tổ phản ứng nhanh về vấn đề này là một tín hiệu tích cực, kịp thời, giúp tập hợp các chuyên gia, nhà đầu tư và các công ty luật để cùng đưa ra giải pháp.

Một bài học kinh nghiệm quan trọng có thể tham khảo là từ Singapore. Khi bị Hoa Kỳ áp thuế 10%, Singapore không phản ứng đối đầu mà chủ động gặp gỡ các đối tác của Hoa Kỳ để hiểu rõ những yêu cầu từ phía họ. Singapore tập trung vào việc tạo ra giá trị lớn hơn cho cả hai bên, biến thách thức thành cơ hội để củng cố quan hệ. 

Đây cũng là hướng đi mà Việt Nam cần cân nhắc, thể hiện sự thiện chí cao và đưa ra các giải pháp sáng tạo nhằm duy trì một quan hệ thương mại bền vững.

Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đàm phán

Theo Giáo sư, những giải pháp, chiến lược nào cần được tập trung trong thời gian tới để ứng phó với vấn đề này?

Giáo sư Vũ Minh Khương: Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đàm phán vì mức thuế này còn là một công cụ thúc đẩy đối thoại thương mại. Chúng ta đã và cần tiếp tục thể hiện thiện chí hợp tác bằng cách thành lập nhóm chuyên trách đàm phán và nghiên cứu kỹ lưỡng các cơ sở pháp lý, kinh tế để đưa ra những đề xuất hợp lý.

Lần này, chúng ta cần cải cách có tính cấu trúc, nghĩa là thực sự mở cửa và tạo điều kiện rõ ràng để Hoa Kỳ thấy được thiện chí của Việt Nam.

Theo tôi, giải pháp quan trọng là gặp gỡ và đối thoại ngay với các đối tác Hoa Kỳ. Cần chủ động làm việc với các cơ quan hữu quan, đại diện thương mại của Hoa Kỳ để hiểu rõ họ mong muốn gì và xác định phương án điều chỉnh phù hợp.

Bên cạnh đó, cần xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, cởi mở. Đây là điểm mà Việt Nam cần thay đổi mạnh mẽ, giúp các doanh nghiệp Hoa Kỳ có niềm tin đầu tư lâu dài.

Chúng ta cũng cần coi Hoa Kỳ như một đối tác thương mại đặc biệt. Dù chưa có hiệp định thương mại tự do nhưng Việt Nam có thể chủ động áp dụng các chính sách ưu đãi tương tự để thể hiện sự trân trọng đối với thị trường này.

Một việc quan trọng không kém, đó là tận dụng mạng lưới bạn bè và đối tác của Hoa Kỳ. Các công ty luật, hiệp hội doanh nghiệp và các nhà đầu tư lớn có thể đóng vai trò cầu nối quan trọng trong quá trình đàm phán.

Ngoài ra, các kênh đối thoại quan trọng cần được tận dụng. Chúng ta có thể thông qua Đại sứ quán hai nước để nhanh chóng truyền tải thiện chí hợp tác và đề xuất giải pháp.

Qua việc này, Giáo sư có khuyến nghị gì về chiến lược thương mại của Việt Nam trong tương lai?

Giáo sư Vũ Minh Khương: Việc bị áp thuế lần này là một lời cảnh tỉnh rằng Việt Nam cần nhanh chóng cải thiện hệ thống quản lý thương mại và đầu tư. Chúng ta cần nâng cao tính minh bạch, cải thiện môi trường kinh doanh và chuyển đổi số để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đây cũng là thời điểm để Việt Nam đẩy mạnh hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài, thể hiện thiện chí sâu sắc với các doanh nghiệp Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… 

Khi họ gặp khó khăn do biến động chính sách, Việt Nam cần nhanh chóng ngồi lại để bàn bạc, tìm ra giải pháp cùng có lợi.

Một điểm quan trọng nữa là nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và đầu tư mạnh vào công nghệ. Những yếu tố này sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam có khả năng chống chịu tốt hơn trước những biến động của thị trường toàn cầu.

Việc đàm phán cần được tiến hành ngay lập tức, từ nay đến ngày 9/4. Đây là thời điểm quan trọng để tận dụng mọi kênh đối thoại, huy động những chuyên gia hàng đầu và những người bạn của Việt Nam tại Hoa Kỳ để tìm ra giải pháp tối ưu. 

Nếu làm tốt, đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam vượt qua khó khăn mà còn là một "cú hích" để thực hiện những cải cách mang tính nền tảng, giúp đất nước vươn lên mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Trân trọng cảm ơn ông!

Anh Thơ (thực hiện)

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi