Xét xử Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc,... lừa đảo chiếm đoạt hơn 116 tỷ đồng

26/09/2023 06:38

(Chinhphu.vn) - Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Công ty bất động sản Địa Bảo và Bảo Long cấu kết nhau, ký hợp đồng góp vốn với khách hàng để chiếm đoạt của 57 cá nhân hơn 116 tỷ đồng.

Xét xử Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Giám đốc,... lừa đảo chiếm đoạt hơn 116 tỷ đồng - Ảnh 1.

Các bị cáo tại tòa.

Sáng 25/9, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh mở phiên sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt hơn 116 tỷ đồng của 57 cá nhân, vụ việc xảy ra tại Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Địa Bảo (Công ty Địa Bảo) và Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Bảo Long (Công ty Bảo Long).

Theo báo CADND, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã truy tố Trần Thế Bảo (SN 1979, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Địa Bảo), Trần Thị Hồng Gấm (SN 1982, nguyên Tổng giám đốc Công ty Bảo Long), Phan Nhân Ái (SN 1985, nguyên Tổng giám đốc Công ty Địa Bảo), Lê Văn Thiệp (SN 1980, Giám đốc Công ty CP đầu tư kinh doanh bất động sản Đại Thành Công), Nguyễn Hữu Trí  (SN 1982, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Nhất Trí), Võ Anh Tuấn (SN 1982, môi giới bất động sản) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng, Công ty Địa Bảo được thành lập do cổ đông góp vốn gồm: Trần Thế Bảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT); Phan Nhân Ái, Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, trụ sở đóng tại quận Gò Vấp, ngành nghề kinh doanh bất động sản…

Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Bảo Long cũng do cổ đông góp vốn gồm: Trần Thị Hồng Gấm, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, trụ sở đóng tại phường 13, quận Bình Thạnh. ngành nghề kinh doanh bất động sản…

Ngày 8/12/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh nhận được đơn tố giác Trần Thế Bảo có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một số khách hàng.

Trước đó, cơ quan chức năng cũng nhận được đơn tố giác của 55 cá nhân ký hợp đồng góp vốn với Công ty Bảo Long, tố cáo Trần Thế Bảo, Trần Thị Hồng Gấm có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc chào bán nền đất không có thật…

Kết quả điều tra xác định, từ tháng 5/2018 -10/2020 Trần Thế Bảo biết rõ công ty chưa nhận được quyền sử dụng đất, chưa chuyển mục đích sử dụng thành đất ở tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An nhưng vẫn lập bản vẽ phân lô, thực hiện xây dựng đường đi, chỉ đạo Phan Nhân Ái, sử dụng pháp nhân Công ty Địa Bảo ký hợp đồng mua bán đất nền thổ cư không có thật với khách hàng, thu gần 2 tỷ đồng của 2 bị hại.

Bằng thủ đoạn tương tự, trước đó từ tháng 11/2017 - 8/2019, mặc dù biết rõ một số diện tích đất tại phường Cát Lái, quận 2 (nay là TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) là đất nông nghiệp, chưa thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng sang đất ở, tách thửa theo quy định pháp luật, không lập dự án đất nền, chưa hoàn tất việc nhận chuyển nhượng nhưng vẫn tự lập bản vẽ phân lô, tự thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, đường điện, thoát nước, Trần Thế Bảo vẫn chỉ đạo Trần Thị Hồng Gấm, sử dụng tư cách pháp Công ty Bảo Long ký hợp đồng góp vốn với khách hàng tại nền đất không có thật, thu hơn 114 tỷ đồng  của 55 cá nhân.

Trong vụ án này, ngoài các bị cáo Trần Thế Bảo, Trần Thị Hồng Gâm, Phan Nhân Ái đã cấu kết, thực hiện việc ký kết hợp đồng góp vốn với nhiều khách hàng, các bị cáo Lê Văn Thiệp, Nguyễn Hữu Trí, Võ Anh Tuấn có vai trò giúp sức, thực hiện việc môi giới để Công ty Bảo Long ký kết với các khách hàng thông qua các pháp nhân Công ty Đại Thành Công, Công ty cổ phần đầu tư Nhất Trí, Công ty TNHH Nam An Gia để chiếm đoạt của tổng cộng 57 cá nhân với số tiền 116 tỷ đồng.

Dự kiến phiên tòa kéo dài đến ngày 27/9.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Định hướng sắp xếp cơ sở y tế, giáo dục và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện

Định hướng sắp xếp cơ sở y tế, giáo dục và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Công văn số 03/CV-BCĐ của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã định hướng đối với đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có y tế, giáo dục).

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi