Xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

01/02/2024 17:05

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.

Xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt- Ảnh 1.

Nguyên tắc xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

Theo dự thảo, việc xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt phải đảm bảo 3 nguyên tắc sau:

1- Đảm bảo ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nước của công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt và các chức năng khác của nguồn nước.

2- Phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, chế độ dòng chảy, đặc điểm nguồn nước, quy mô khai thác, sơ đồ bố trí công trình và các đặc điểm khác liên quan đến việc bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt.

3- Phù hợp với hiện trạng sử dụng đất và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của khu vực có công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt.

Các trường hợp phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

Dự thảo nêu rõ, công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt hoặc cấp nước cho nhiều mục đích, trong đó có cấp nước cho sinh hoạt (công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt) của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (tổ chức) phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, bao gồm:

1- Công trình khai thác nước mặt với quy mô trên 100 m3/ngày đêm.

2- Công trình khai thác nước dưới đất với quy mô trên 10 m3/ngày đêm.

Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt

Theo dự thảo, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt trên sông, suối, kênh, mương, rạch để cấp cho sinh hoạt bao gồm phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, mương, rạch mà công trình đó khai thác và vùng thượng lưu, hạ lưu tính từ vị trí khai thác nước của công trình được quy định như sau:

Trường hợp công trình khai thác nước với quy mô trên 100 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn: 1.000 m về phía thượng lưu và 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi; 800 m về phía thượng lưu và 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du có vị trí khai thác nước của công trình không bị ảnh hưởng triều; 800 về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du có vị trí khai thác nước của công trình bị ảnh hưởng triều.

Trường hợp công trình khai thác nước với quy mô từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn: 1.500 m về phía thượng lưu và 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi; 1.000 m về phía thượng lưu và 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du có vị trí khai thác nước của công trình không bị ảnh hưởng triều;1000 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du có vị trí khai thác nước của công trình bị ảnh hưởng triều.

Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt từ hồ chứa để cấp cho sinh hoạt được tính từ vị trí khai thác nước của công trình và quy định như sau: Không nhỏ hơn 1.500 m đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa trên sông, suối và không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa; toàn bộ khu vực lòng hồ đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa khác.

Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước dưới đất

Theo dự thảo, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với công trình khai thác nước dưới đất được xác định cho từng giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất và được quy định như sau:

Đối với giếng khoan khai thác nước dưới đất trong tầng chứa nước có áp, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 3m tính từ miệng giếng.

Đối với giếng khoan khai thác nước dưới đất trong tầng chứa nước không áp và giếng đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thì phạm vi được xác định theo quy mô khai thác như sau:

a) Từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 200 m3/ngày đêm, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 5 m tính từ miệng giếng hoặc mép bờ của hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất;

b) Từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 10 m tính từ miệng giếng hoặc mép bờ của hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất;

c) Từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 20 m tính từ miệng giếng hoặc mép bờ của hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất;

d) Từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 30 m tính từ miệng giếng hoặc mép bờ của hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất.

Dự thảo nêu rõ, đối với hộ gia đình khai thác nước dưới đất để sử dụng cho sinh hoạt của mình thì vị trí công trình được lựa chọn đảm bảo có khoảng cách từ 5m trở lên đến chuồng, trại chăn nuôi, nhà vệ sinh, hố rác và các nguồn có khả năng gây ô nhiễm khác.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi