UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

28/04/2025 13:17

(Chinhphu.vn) - Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 9 theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn.

UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)- Ảnh 1.

Toàn cảnh Phiên họp

Sửa đổi, bổ sung các quy định để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Tại Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Báo cáo tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc sửa đổi cơ bản các quy định về phân định đơn vị hành chính (ĐVHC) và tổ chức chính quyền địa phương để thể chế hoá đầy đủ các chủ trương, định hướng trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cụ thể hoá quy định của Hiến pháp năm 2013 (sau khi sửa đổi, bổ sung) nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 03 cấp như hiện nay (gồm: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) thành 02 cấp (gồm: cấp tỉnh và cấp xã).

Dự thảo Luật gồm 07 chương, 54 điều, cơ bản kế thừa nguyên tắc tổ chức và nguyên tắc phân định thẩm quyền của Luật hiện hành; sửa đổi, bổ sung các quy định để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp. 

Trong đó, tập trung vào 04 nhóm vấn đề: Sửa đổi các quy định liên quan đến việc phân định ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; Sửa đổi các quy định về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, ủy quyền và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã; Sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức chính quyền địa phương; Về hiệu lực thi hành và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương từ 03 cấp sang 02 cấp.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cũng cho biết, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 9 theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn.

UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Tán thành việc sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Nêu quan điểm thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành việc sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành với các lý do như được nêu trong Tờ trình của Chính phủ, đồng thời tán thành việc xây dựng dự án Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn. 

Hồ sơ dự án Luật bảo đảm đầy đủ, đúng quy định, đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Ủy ban Tư pháp và Pháp luật đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, chỉnh lý, làm rõ thêm một số nội dung trong dự thảo Luật như việc quy định UBND cấp xã có thẩm quyền phân cấp cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình có đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, chịu trách nhiệm về mọi vấn đề ở địa phương hay không?

Đề nghị làm rõ việc quy định về số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp xã; việc tổ chức các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp xã bảo đảm phù hợp với yêu cầu, thực tiễn của địa phương và chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)- Ảnh 3.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng

Bên cạnh đó cũng cần làm rõ thêm việc cụ thể hóa Kết luận số 150-KL/TW của Bộ Chính trị về chỉ định các chức danh của HĐND, UBND khi sắp xếp các ĐVHC; tiếp tục rà soát quy định chuyển tiếp trong dự thảo Luật và các quy định khác có liên quan để có thể bao quát được hết các trường hợp cần chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn, công việc của chính quyền cấp huyện khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 02 cấp (không tổ chức cấp huyện), tránh bỏ sót, làm ảnh hưởng đến tính liên tục, thông suốt trong hoạt động của của bộ máy chính quyền địa phương cũng như ảnh hưởng quyền lợi chính đáng và hoạt động bình thường của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn...

UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)- Ảnh 4.

Các đại biểu tham gia Phiên họp

Đảm bảo xây dựng chính quyền cấp xã gần dân, sát dân

Thảo luận tại Phiên họp, các ý kiến nhất trí việc sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành. 

Dự thảo Luật bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và các nội dung đang được dự kiến sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp năm 2023, cụ thể hóa các yêu cầu, định hướng về thực hiện mô hình địa phương 02 cấp; sáp nhập một số ĐVHC cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sắp xếp ĐVHC cấp xã tại Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Bên cạnh đó, do dự thảo Luật có các điều, khoản liên quan trực tiếp đến quy định của Hiến pháp năm 2013 và một số luật đang trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và trình xem xét, thông qua đồng thời trong Kỳ họp thứ 9 này, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục bám sát nội dung sửa đổi trong Hiến pháp và các luật nói trên bảo đảm nội dung cần sửa đổi trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với quy định của Hiến pháp và thống nhất với các luật có liên quan.

Các đại biểu cũng góp ý vào một số nội dung cụ thể liên quan tới quy định UBND cấp xã có thẩm quyền phân cấp cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình; số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp xã; quy định chuyển tiếp trong dự thảo Luật;... Trong đó, lưu ý về yêu cầu đảm bảo xây dựng chính quyền cấp xã gần dân, sát dân.

UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)- Ảnh 5.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định kết luận Phiên họp

Kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo đã chủ động, tích cực, trách nhiệm trong việc chuẩn bị hồ sự dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đã tiến hành thẩm tra nghiêm túc, khẩn trương, thể hiện rõ quan điểm trên toàn diện các vấn đề Hồ sơ, Tờ trình nêu. Hồ sơ dự án Luật đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với các nội dung chính của dự án Luật, đề nghị Chính phủ căn cứ vào ý kiến của các cơ quan thẩm tra, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẩn trương hoàn thiện Hồ sơ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9. 

Trong đó, lưu ý một số nội dung về quy định UBND cấp xã được phân cấp cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình; việc lấy phiếu tín nhiệm ở HĐND cấp xã; việc tổ chức các cơ quan chuyên môn, đội ngũ công chức tham mưu giúp việc UBND xã; cụ thể hóa Kết luận số 150-KL/TW của Bộ Chính trị.

Đề nghị giải trình rõ hơn vấn đề cơ cấu HĐND; vai trò của Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND; rà soát quy định về điều khoản chuyển tiếp đảm bảo đồng bộ với Hiến pháp và các luật liên quan được trình Quốc hội tại Kỳ họp lần này...

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp sau sắp xếp đơn vị hành chính

Dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp sau sắp xếp đơn vị hành chính

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để biên chế cấp xã khi sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới.

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Năm 2025, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 8 tháng; năm 2026, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 6 tháng, lao động nữ sẽ là 57 tuổi;...

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi