Quốc hội dành 1 tháng để lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

06/05/2025 07:39

(Chinhphu.vn) - Từ ngày 6/5, Quốc hội sẽ dành 1 tháng để tiến hành lấy ý kiến Nhân dân về việc sửa đổi Hiến pháp.

TÀI LIỆU LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HIẾN PHÁP 2013

Quốc hội dành 1 tháng để lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013- Ảnh 5.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho ý kiến tại Tổ 13

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: Chỉ tập trung phục vụ sắp xếp bộ máy

Sáng 5/5, sau khi làm việc tại Hội trường, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. 

Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú tham dự tại Tổ 13 gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hậu Giang, Lào Cai, Bắc Ninh, Đắk Lắk.

Cho ý kiến tại Tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã được Bộ Chính trị, Trung ương bàn rất kỹ, cho ý kiến nhiều lần. 

Đây là công việc rất hệ trọng, cần tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả.

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này chỉ tập trung phục vụ việc tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Trung ương, không mở rộng sang các lĩnh vực khác.

Theo đó, tập trung vào sửa đổi, bổ sung 8/120 điều, với 02 nhóm nội dung: Các quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; Các quy định tại chương 9 của Hiến pháp năm 2013 để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Từ ngày, 6/5, Quốc hội sẽ dành 1 tháng để tiến hành lấy ý kiến Nhân dân về việc sửa đổi Hiến pháp.

Quốc hội dành 1 tháng để lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013- Ảnh 7.

Nếu được Quốc hội thông qua, từ 1/7 sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại Kỳ họp này, nếu Quốc hội quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025 thì sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện, chức năng nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã, một phần chuyển cấp tỉnh. Mô hình chính quyền sẽ còn 2 cấp là cấp tỉnh và cấp xã.

Liên quan tới việc sáp nhập cấp tỉnh, dự kiến sau khi Chính phủ trình Quốc hội Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận cho ý kiến.

Nếu được Quốc hội chấp thuận nhấn nút thông qua, sẽ sáp nhập từ 63 tỉnh thành phố xuống còn 34 tỉnh, thành phố.

Quy định chuyển tiếp cũng đã được Bộ Chính trị cho ý kiến, với thời gian khoảng một tháng rưỡi để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức cấp huyện.

Do định hướng phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này mang tính giới hạn, dự kiến chỉ liên quan đến khoảng 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013 nên đề nghị Quốc hội xác định hình thức văn bản để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này là Nghị quyết của Quốc hội.

Cho ý kiến tại tổ, các đại biểu tán thành với sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; tạo cơ sở hiến định cho việc sắp xếp cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Quốc hội dành 1 tháng để lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013- Ảnh 8.

Đại biểu Sùng A Lềnh (Lào Cai).

Ban hành Nghị quyết để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là phù hợp

Đại biểu Sùng A Lềnh (Lào Cai) nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 thể hiện sự chủ động của Quốc hội trước những thay đổi lớn trong tổ chức bộ máy nhà nước và yêu cầu ngày càng cao của công cuộc cải cách thể chế.

Đại biểu Sùng A Lềnh cũng nhất trí cao việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. 

"Cách làm này phù hợp với thông lệ luật pháp quốc tế, vừa linh hoạt, vừa bảo đảm chặt chẽ về quy trình, tránh xáo trộn toàn văn Hiến pháp khi phạm vi điều chỉnh tương đối hẹp".

Về thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đại biểu Sùng A Lềnh đề nghị giao rõ đầu mối chịu trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân, các ngành, các cấp bởi đây là giai đoạn quyết định chất lượng, tính đồng thuận của các nội dung sửa đổi, bổ sung.

Cùng với đó, cần có quy định về việc báo cáo định kỳ về tiến độ để Quốc hội có thể giám sát chặt chẽ quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết. 

Đại biểu nhấn mạnh: "Hiến pháp là đạo luật gốc, có giá trị nền tảng nên bất kỳ sửa đổi nào cũng cần được cân nhắc rất kỹ lưỡng và thận trọng nhưng cũng phải nhanh và kịp thời để không làm lỡ nhịp cải cách thể chế". 

Đại biểu tin tưởng với tinh thần trách nhiệm cao và sự đồng thuận, khoa học trong tổ chức, Quốc hội sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ sửa đổi Hiến pháp lần này, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho bộ máy nhà nước hoạt động hiệu năng, hiệu quả, phục vụ nhân dân tốt hơn./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
PHỔ ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2025

PHỔ ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Chiều 15/7, Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trước 1 ngày công bố điểm thi.

Các MẪU VĂN BẢN của UBND, Chủ tịch UBND, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã mới

Các MẪU VĂN BẢN của UBND, Chủ tịch UBND, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã mới

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Tại Công văn 4168/BNV-CQĐP, Bộ Nội vụ hướng dẫn các mẫu văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã mới.

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định số 154/2025/NĐ-CP ngày 15/6/2025 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025; thay thế Nghị định số 29/2023.

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ Lễ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi