Triển khai Nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác tổ chức, cán bộ

01/04/2023 16:01

(Chinhphu.vn) - Bộ Công Thương vừa tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 03/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương về công tác cán bộ của Ủy ban.

Triển khai Nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác tổ chức, cán bộ - Ảnh 1.

Bổ nhiệm ông Lê Triệu Dũng giữ chức Chủ tịch Ủy ban quốc gia

Tại hội nghị, Bộ Công Thương cũng đã công bố, trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch, thành viên Ủy ban Cạnh tranh quốc gia đối với 8 nhân sự.

Theo đó, Thủ tướng quyết định bổ nhiệm ông Lê Triệu Dũng giữ chức Chủ tịch Ủy ban quốc gia. Trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, ông Lê Triệu Dũng giữ chức Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại từ ngày 24/12/2018.

Triển khai Nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác tổ chức, cán bộ - Ảnh 2.

Các Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia được bổ nhiệm gồm: 

- Bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng;

- Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên;

- Ông Ngô Đức Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế.

Triển khai Nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác tổ chức, cán bộ - Ảnh 3.

Cũng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có 7 thành viên Ủy ban Cạnh tranh quốc gia được bổ nhiệm gồm:

- Ông Ngô Đức Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia;

- Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia;

- Ông Trịnh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại; 

- Ông Nguyễn Anh Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương; 

- Bà Lê Thị Hoàng Thanh, Vụ phó Vụ Pháp luật dân sự, Bộ Tư pháp;

- Bà Hồ Phương Chi, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị Ủy ban Cạnh tranh quốc gia khẩn trương tham mưu kiện toàn các tổ chức đoàn thể và bộ máy giúp việc; xây dựng kế hoạch hành động, chương trình công tác, quy chế hoạt động cụ thể để triển khai công việc hiệu quả ngay từ những ngày đầu hoạt động. Điều này góp phần tích cực vào việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo chủ trương của Đảng, Nhà nước đã đề ra.

Bên cạnh đó, Ủy ban phải chú trọng nâng cao chất lượng và tính chủ động trong tham mưu thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng về lĩnh vực cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp.

Mặt khác, tiếp tục rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong phạm vi lĩnh vực quản lý nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Triển khai Nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác tổ chức, cán bộ - Ảnh 4.

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia là mô hình cơ quan đặc biệt

Trước đó, ngày 10/2, Chính phủ ban hành Nghị định 03/2023/NĐ-CP (Nghị định 03) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/4/2023.

Theo Điều 1, Nghị định số 03, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia là mô hình cơ quan đặc biệt, duy nhất trong hệ thống cơ quan hành pháp hiện nay cùng lúc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tố tụng, tài phán. 

Chủ tịch Ủy ban do Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Công Thương, nhiệm kỳ 5 năm.

Ủy ban này được lập trên cơ sở tổ chức lại Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Hội đồng và Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh. 

Đây là cơ quan thuộc Bộ Công Thương có chức năng tiến hành tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật.

Hơn nữa, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Tại Điều 2, Nghị định quy định, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn: Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, xác minh và đánh giá các thông tin, chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. 

Tiếp nhận, xác minh, đánh giá các thông tin, chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh do tổ chức, cá nhân cung cấp. Tiếp nhận, xem xét, thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh.

Ngoài ra, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia còn tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Tiến hành hoạt động hợp tác với các cơ quan cạnh tranh của nước ngoài trong quá trình tố tụng cạnh tranh theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, cơ quan này còn xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh…

Đặc biệt, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; tiếp nhận, thụ lý hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, thẩm định, quyết định về việc tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, tiếp nhận, thụ lý, thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật.

Cùng đó, giám sát, phát hiện, xác minh và xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định liên quan đến hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường, và các hành vi bị nghiêm cấm khác có liên quan đến cạnh tranh của tổ chức, cá nhân.

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của pháp luật./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi