Nếu để hủy, sửa bản án trên 1,16%, Thẩm phán không được tái bổ nhiệm

21/03/2023 07:33

(Chinhphu.vn) - Phấn đấu cả đời được bổ nhiệm là thẩm phán, nhưng nếu để xảy ra tỉ lệ hủy, sửa bản án cao hơn yêu cầu Quốc hội, của Tòa án nhân dân tối cao (1,16%) sẽ không được tái bổ nhiệm.

Phấn đấu cả đời để được thẩm phán, nếu để hủy, sửa trên 1,16% sẽ không được tái bổ nhiệm - Ảnh 1.

Tình trạng nể nang khi giải quyết vụ án hành chính là có nhưng không nhiều

Tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình ngày 20/3, đại biểu Mai Phương Hoa (Đoàn Nam Định) chất vấn về vấn đề tỷ lệ án hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan vẫn cao, trong đó một phần nguyên nhân là bộ phận thẩm phán còn nể nang, ngại va chạm với các cơ quan nhà nước?

Trả lời chất vấn, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, tình trạng thẩm phán nể nang khi giải quyết các vụ án hành chính là có, nhưng số lượng không nhiều và đây cũng không phải là nguyên nhân chính dẫn đến việc hủy, sửa án cao.

"Nguyên nhân chính là trong các vụ án hành chính thì việc cung cấp tài liệu của UBND các cấp cho người dân không đầy đủ. Hai là sự tham gia, đối thoại trước khi xét xử của người có thẩm quyền, người bị kiện (Chủ tịch UBND các cấp) rất hạn chế", Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nói.

Án hủy, sửa có nguyên nhân chủ quan của thẩm phán

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đoàn Đắk Lắk) đặt câu hỏi về báo cáo xét xử vụ án hình sự cho thấy có việc xét xử sai tội danh, áp dụng không đúng hình phạt, tình tiết tăng nặng dẫn tới tuyên án không đúng khung hình phạt hoặc quá nhẹ. Đại biểu đề nghị làm rõ trong những trường hợp này có hay không lỗi chủ quan hay chủ đích của thẩm phán?

Trả lời chất vấn của đại biểu, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nêu rõ: Thực trạng này có lỗi chủ quan, nhưng tỉ lệ chỉ dưới 1,5%, đảm bảo theo yêu cầu của Quốc hội.

Hằng năm, các tòa án phải xử lý khoảng 80.000 vụ án hình sự và với các vụ án bị hủy, sửa theo lỗi chủ quan của các thẩm phán sẽ bị xử lý nếu vượt quá ngưỡng Tòa án nhân dân tối cao và Quốc hội đề ra.

"Nếu lỗi nghiêm trọng, thẩm phán bị kỷ luật. Nếu lỗi không nghiêm trọng sẽ bị dừng xét xử, không tái bổ nhiệm, không xếp loại thi đua.

Các thẩm phán rất lo lắng về không tái bổ nhiệm. Phấn đấu cả đời được thẩm phán, nhưng nếu để xảy ra tỉ lệ hủy, sửa bản án cao hơn yêu cầu Quốc hội, của Tòa án nhân dân tối cao sẽ không tái bổ nhiệm", Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết.

Phấn đấu cả đời để được thẩm phán, nếu để hủy, sửa bản án trên 1,16% sẽ không được tái bổ nhiệm - Ảnh 2.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Ngành Tòa án đã đặt ra "yêu cầu cao hơn tiêu chí của Quốc hội".

Vượt quá tỷ lệ án hủy, sửa bản án, thẩm phán không được tái bổ nhiệm

Theo đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn Lâm Đồng), thực tế cho thấy vẫn còn nhiều cán bộ, thẩm phán vi phạm pháp luật. Đại biểu đề nghị Chánh án làm rõ những giải pháp căn cơ về công tác đấu tranh, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực?

Trả lời chất vấn, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh: Từ năm 2021, số lượng cán bộ tòa án bị xử lý kỷ luật, thậm chí xử lý hình sự là hơn 100 vụ. Quan điểm của ngành Tòa án là xử lý nghiêm, không có vùng cấm, không bao che.

Về vấn đề phòng ngừa, ngành Tòa án đã tăng cường thanh tra, kiểm tra, giáo dục đạo đức công vụ cho thẩm phán. Trong đó, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Bộ quy tắc đạo đức thẩm phán và được giảng dạy trong trường đại học của hệ thống tòa án. Với những trường hợp phát hiện vi phạm chuyển cho cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra xử lý vi phạm, không bao che.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quy định số 120 về xử lý những vi phạm của thẩm phán và rất nghiêm. Trong văn bản này, ngành Tòa án đã đặt ra "yêu cầu cao hơn tiêu chí của Quốc hội".

"Nghị quyết của Quốc hội cho phép tòa án được hủy, sửa 1,5% số vụ án, nhưng quy định 120 chỉ cho 1,16% án hủy, sửa. Nếu thẩm phán nào vượt quá tỷ lệ này sẽ không được tái bổ nhiệm", Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình dẫn chứng./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Từ 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Từ 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Người dân góp ý

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng trả lời cử tri kiến nghị công dân đỗ các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau.

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi qua Cổng dịch vụ công.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi