TOÀN VĂN: Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định xếp lương công chức ngành nông nghiệp

01/10/2022 16:36

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT ngày 11/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MÃ SỐ, TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ VÀ XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với công chức chuyên ngành làm việc trong các cơ quan, tổ chức thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

Điều 3. Mã số các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

1. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm dịch động vật

a) Kiểm dịch viên chính động vật

Mã số: 09.315

b) Kiểm dịch viên động vật

Mã số: 09.316

c) Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật

Mã số: 09.317

2. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm dịch thực vật

a) Kiểm dịch viên chính thực vật

Mã số: 09.318

b) Kiểm dịch viên thực vật

Mã số: 09.319

c) Kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật

Mã số: 09.320

3. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát đê điều

a) Kiểm soát viên chính đê điều

Mã số: 11.081

b) Kiểm soát viên đê điều

Mã số: 11.082

c) Kiểm soát viên trung cấp đê điều

Mã số: 11.083

4. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm lâm

a) Kiểm lâm viên chính

Mã số: 10.225

b) Kiểm lâm viên

Mã số: 10.226

c) Kiểm lâm viên trung cấp

Mã số: 10.228

5. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm ngư

a) Kiểm ngư viên chính

Mã số: 25.309

b) Kiểm ngư viên

Mã số: 25.310

c) Kiểm ngư viên trung cấp

Mã số: 25.311

6. Các ngạch công chức chuyên ngành thuyền viên kiểm ngư

a) Thuyền viên kiểm ngư chính

Mã số: 25.312

b) Thuyền viên kiểm ngư

Mã số: 25.313

c) Thuyền viên kiểm ngư trung cấp

Mã số: 25.314

Điều 4. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

1. Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trung thành với Tổ quốc và tuân thủ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc và nhân dân.

2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên, gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan.

3. Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân.

4. Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

5. Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đạo đức công vụ và trình độ, năng lực.

Chương II

TIÊU CHUẨN CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT

Điều 5. Kiểm dịch viên chính động vật

1. Chức trách

Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, giúp lãnh đạo chủ trì tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.

2. Nhiệm vụ

a) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức xây dựng các quy trình kỹ thuật về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.

b) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện các quy trình về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.

c) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện sơ kết, tổng kết công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.

d) Phân tích, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, công đoạn trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.

đ) Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đề xuất các biện pháp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật. 4

e) Tham gia hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật cho công chức ngạch thấp hơn.

g) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng nền nếp quản lý kỹ thuật trong công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.

h) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên về công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.

i) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, pháp luật về thú y và các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.

b) Nắm chắc các kỹ thuật trong công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.

c) Nắm vững các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để đánh giá các kết quả xét nghiệm, thử nghiệm về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm tra an toàn thực phẩm.

d) Am hiểu về kỹ thuật trong công tác thú y, pháp luật về thú y của các nước có hợp tác quốc tế với Việt Nam.

đ) Nắm được những thông tin mới về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật trong nước và trên thế giới.

e) Nắm vững việc tổ chức triển khai công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.

g) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm dịch động vật hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý.

h) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.

5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm dịch viên chính động vật

a) Có thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên động vật và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm dịch viên động vật thì thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên động vật tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

b) Trong thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên động vật và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu; hoặc đã chủ trì triển khai có hiệu quả ít nhất 01 hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý được thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức xác nhận.

Điều 6. Kiểm dịch viên động vật

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.

2. Nhiệm vụ

a) Phân tích, đánh giá kết quả xét nghiệm, thử nghiệm về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.

b) Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định.

c) Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các khâu kỹ thuật của kỹ thuật viên kiểm dịch động vật và chịu trách nhiệm về những kết quả kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.

d) Thực hiện việc kiểm soát giết mổ động vật theo quy trình và giám sát vệ sinh thú y ở các cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật.

đ) Phối hợp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật theo quy định pháp luật.

e) Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thi hành pháp luật thú y của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho chủ hàng.

g) Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên về công tác kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.

h) Lấy mẫu động vật, sản phẩm động vật phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.

i) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, pháp luật về thú y hiện hành và pháp luật về thú y của một số nước trong khu vực.

b) Nắm được kiến thức cơ bản về khoa học thú y.

c) Hiểu biết về pháp luật để giải quyết công việc chuyên môn, nghiệp vụ được giao chính xác, kịp thời, hiệu quả.

d) Có khả năng tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và tập hợp, phối hợp triển khai công việc chuyên môn, nghiệp vụ đạt hiệu quả.

đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương.

5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm dịch viên động vật

Có thời gian giữ ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật thì thời gian giữ ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

Điều 7. Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật

1. Chức trách

Là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.

2. Nhiệm vụ

a) Hỗ trợ kiểm dịch viên động vật kiểm tra, đánh giá hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật.

b) Kiểm tra, theo dõi lâm sàng đối với động vật, thực trạng hàng hóa, cảm quan đối với sản phẩm động vật.

c) Thực hiện phòng, điều trị bệnh động vật trong thời gian cách ly kiểm dịch hoặc cách ly động vật mắc bệnh tại các cơ sở giết mổ động vật.

d) Lấy mẫu động vật, sản phẩm động vật phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.

đ) Giám sát việc thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y trong thời gian cách ly kiểm dịch, trong quá trình giết mổ động vật hoặc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật.

e) Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện việc pha chế các dung dịch thuốc khử trùng, tiêu độc và phun thuốc khử trùng, tiêu độc theo chỉ định, quy định.

g) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nắm được nội dung cơ bản của pháp luật về thú y để thực hiện nhiệm vụ được giao.

b) Nắm được các quy trình kỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

c) Nhận biết được các bệnh thông thường, các biểu hiện khác thường đối với sản phẩm động vật.

d) Hiểu rõ tính chất, tác dụng của từng loại thuốc phòng, điều trị bệnh, thuốc khử trùng, tiêu độc.

đ) Biết giám sát cách ly kiểm dịch, ghi chép kết quả, nhật ký thí nghiệm. e) Có khả năng điều trị được các bệnh thông thường của động vật.

g) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

Chương III

TIÊU CHUẨN CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Điều 8. Kiểm dịch viên chính thực vật

1. Chức trách

Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, giúp lãnh đạo tổ chức và thực hiện công tác kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và nội địa tại các cơ quan, tổ chức nhà nước cấp tỉnh, vùng và Trung ương có nhiệm vụ kiểm dịch thực vật.

2. Nhiệm vụ

a) Xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức thực hiện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và nội địa của cơ quan thuộc lĩnh vực được giao.

b) Phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật và đối tượng phải kiểm soát, xác minh các trường hợp nghi ngờ về các dịch hại thuộc diện điều chỉnh mới phát hiện.

c) Điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích các số liệu, thông tin, đánh giá tình hình, đúc rút kinh nghiệm về kiểm dịch thực vật trong địa bàn hoặc lĩnh vực được giao; đề xuất chủ trương biện pháp bổ sung, sửa đổi các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy phạm chuyên môn, nghiệp vụ kiểm dịch thực vật.

d) Cụ thể hóa các quy định chung về kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm dịch thực vật cho phù hợp với tình hình, địa bàn công tác.

đ) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật về kiểm dịch thực vật.

e) Chủ trì tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về kiểm dịch thực vật, việc phát hiện ngăn ngừa và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cấp trên xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

g) Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm về kiểm dịch thực vật và ứng dụng tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế trong lĩnh vực được phân công.

h) Chủ trì hoặc tham gia kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động xông hơi khử trùng, chiếu xạ và các biện pháp xử lý khác trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

i) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên về kiểm dịch thực vật.

k) Tham gia xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm dịch thực vật cho các ngạch công chức thấp hơn.

l) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành và quy định của pháp luật trong nước, ngoài nước có liên quan đến nhiệm vụ được giao về lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

b) Nắm được đặc điểm sinh học của dịch hại thực vật.

c) Nắm vững các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy phạm kiểm dịch thực vật và các thông tin khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ trong nước và ngoài nước có liên quan.

d) Nắm vững các thủ tục, nguyên tắc hành chính nhà nước có liên quan đến hoạt động kiểm dịch thực vật được giao.

đ) Nắm được tình hình mối quan hệ giữa công tác kiểm dịch thực vật với công tác bảo vệ thực vật, công tác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và giao thông, vận tải, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước có liên quan đến công tác kiểm dịch thực vật.

e) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm dịch thực vật hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý.

g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.

5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm dịch viên chính thực vật

a) Có thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên thực vật và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm dịch viên thực vật thì thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên thực vật tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

b) Trong thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên thực vật và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu; hoặc đã chủ trì triển khai có hiệu quả ít nhất 01 hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý được thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức xác nhận.

Điều 9. Kiểm dịch viên thực vật

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và nội địa tại các cơ quan, tổ chức nhà nước cấp tỉnh, vùng và Trung ương có nhiệm vụ kiểm dịch thực vật.

2. Nhiệm vụ

a) Xây dựng kế hoạch, đề xuất phương án, thực hiện và tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nội địa của cơ quan thuộc lĩnh vực được giao.

b) Phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh và xác minh các trường hợp nghi ngờ nhiễm dịch hại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật thường gặp.

c) Thực hiện nhiều khâu hoặc toàn bộ quy trình kiểm tra vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh thực vật.

d) Quyết định, giám sát và xác nhận việc thực hiện các biện pháp xử lý đối với vật thể nhiễm dịch theo quy định và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.

đ) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định pháp luật về kiểm dịch thực vật; phát hiện, ngăn ngừa và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

e) Chủ trì đề tài, khảo sát thực nghiệm của cơ quan; tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên về kiểm dịch thực vật. Đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung quy định trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật kiểm dịch thực vật được giao.

g) Tham gia kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý hoạt động khử trùng xông hơi và các biện pháp xử lý khác trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

h) Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cho ngạch công chức thấp hơn.

i) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành có liên quan đến nhiệm vụ được giao về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

b) Nắm vững những quy định của pháp luật về bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quy định pháp luật khác có liên quan. Nắm được thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế về kiểm dịch thực vật trong lĩnh vực được phân công.

c) Nắm được các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy phạm kiểm dịch thực vật và các thông tin khoa học kỹ thuật có liên quan.

d) Nắm được các thủ tục, nguyên tắc hành chính nhà nước có liên quan đến hoạt động kiểm dịch thực vật được giao.

đ) Nắm được tình hình kinh tế, xã hội, chính trị có liên quan đến hoạt động kiểm dịch thực vật được giao.

e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp yêu cầu của vị trí việc làm.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương.

5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm dịch viên thực vật

Có thời gian giữ ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật thì thời gian giữ ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

Điều 10. Kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật

1. Chức trách

Là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động công tác kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và nội địa được phân công theo quy trình, quy phạm tại các cơ quan, tổ chức nhà nước có nhiệm vụ kiểm dịch thực vật.

2. Nhiệm vụ

a) Thực hiện một hoặc nhiều khâu của quy trình điều tra, kiểm tra để phát hiện dịch hại thực vật thuộc diện điều chỉnh.

b) Thực hiện việc lấy mẫu vật thể, lập các loại mẫu thu thập sinh vật gây hại, làm tiêu bản để lưu giữ, chuyển gửi và phân tích giám định các mẫu và tiêu bản đó.

c) Thực hiện một hoặc nhiều khâu của quy trình phân tích giám định hoặc thí nghiệm trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật.

d) Thực hiện việc chuẩn bị dụng cụ, hóa chất để điều tra, kiểm tra, phân tích, giám định hoặc thí nghiệm trong kiểm dịch thực vật.

đ) Ghi chép và xử lý ban đầu các số liệu điều tra, kiểm tra, phân tích, giám định hoặc thí nghiệm; lập hồ sơ kiểm dịch thực vật.

e) Sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng dụng cụ kỹ thuật kiểm dịch thực vật và chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ được giao.

g) Hướng dẫn công nhân thực hiện những thao tác kỹ thuật đơn giản.

h) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật có liên quan đến nhiệm vụ được giao.

b) Nắm được thủ tục chuyên môn, nghiệp vụ và thao tác kỹ thuật điều tra, kiểm tra, phân tích giám định, thí nghiệm được giao.

c) Nắm được đặc điểm hình thái, dấu hiệu gây hại và lây nhiễm của sinh vật gây hại liên quan đến việc phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh thường gặp.

d) Nắm được tính năng, tác dụng và cách sử dụng bảo quản hóa chất, dụng cụ để điều tra, kiểm tra, phân tích, giám định, thí nghiệm được giao thực hiện.

g) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp yêu cầu của vị trí việc làm.

Chương IV

TIÊU CHUẨN CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH KIỂM SOÁT ĐÊ ĐIỀU

Điều 11. Kiểm soát viên chính đê điều

1. Chức trách

Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, giúp lãnh đạo kiểm soát, đôn đốc thực hiện các vấn đề kỹ thuật phức tạp trong việc quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trong phạm vi địa bàn được phân công.

2. Nhiệm vụ

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc lập, chỉnh biên tư liệu, hồ sơ lý lịch đê, kè, cống và quá trình diễn biến của lòng dẫn hoặc bãi biển.

b) Hướng dẫn đánh giá hiện trạng đê điều, kiểm tra kết quả đánh giá và rà soát những kiến nghị về phương án, giải pháp kỹ thuật gia cố, tu bổ công trình.

c) Chủ trì lập phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều, hộ đê, phòng, chống lụt, bão.

d) Chủ trì xác định nguyên nhân, đề xuất biện pháp và tham gia hướng dẫn kỹ thuật xử lý khi xảy ra sự cố đê điều phức tạp.

đ) Kiểm tra xác định mức độ ảnh hưởng đến an toàn của đê, kè, cống trong trường hợp xảy ra hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đê điều. Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đê điều.

e) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên về đê điều; biên soạn tài liệu, trực tiếp tập huấn kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và hộ đê cho lực lượng quản lý đê, hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão.

g) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đê điều, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý bảo vệ đê điều.

h) Tham mưu tổ chức thực hiện việc sửa chữa nhỏ, duy tu, bảo dưỡng đê điều theo quy định của pháp luật.

i) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ đê điều, phòng, chống thiên tai và quy định của pháp luật liên quan. Hiểu rõ sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều.

b) Nắm vững các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến việc xây dựng, tu bổ, quản lý đê và hộ đê; xử lý sự cố đê điều phức tạp.

c) Nắm vững tính năng, tác dụng và nguyên tắc quản lý, sử dụng vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão. Biết cách sử dụng các loại vật liệu tại chỗ thay thế.

d) Hiểu rõ đặc điểm của lũ, bão, thiên tai ở Việt Nam, trên địa bàn tỉnh, thành phố; chủ trương, biện pháp phòng, chống lũ, bão, thiên tai của cấp Trung ương và địa phương.

đ) Hiểu và nắm vững hiện trạng công trình đê điều trên địa bàn tỉnh, thành phố.

e) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm soát đê điều hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý.

g) Có khả năng biên soạn tài liệu, tập huấn kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê.

h) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.

5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm soát viên chính đê điều

a) Có thời gian giữ ngạch kiểm soát viên đê điều và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm soát viên đê điều thì thời gian giữ ngạch kiểm soát viên đê điều tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

b) Trong thời gian giữ ngạch kiểm soát viên đê điều và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu; hoặc đã chủ trì triển khai có hiệu quả ít nhất 01 hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý được thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức xác nhận.

Điều 12. Kiểm soát viên đê điều

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trong phạm vi địa bàn được phân công.

2. Nhiệm vụ

a) Lập, chỉnh biên và thường xuyên bổ sung nhằm hoàn thiện hồ sơ lý lịch đê, kè, cống và quá trình diễn biến của lòng dẫn hoặc bãi biển thuộc phạm vi được giao quản lý.

b) Phát hiện, báo cáo kịp thời diễn biến công trình đê điều, dòng chảy, bờ sông, bãi biển, sự cố đê điều; xác định nguyên nhân, đề xuất phương án và trực tiếp hướng dẫn lực lượng hộ đê xử lý sự cố đê điều.

c) Tham gia lập phương án bảo vệ các trọng điểm, hộ đê, phòng, chống lụt, bão thuộc trách nhiệm, nhiệm vụ được giao.

d) Tổ chức, thực hiện kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.

đ) Phân tích, đánh giá hiện trạng đê điều, mức độ mất an toàn của công trình; đề xuất phương án, giải pháp kỹ thuật gia cố, tu bổ công trình.

e) Tham gia giám sát thi công và nghiệm thu các hạng mục xây dựng, gia cố, tu bổ đê điều thuộc phạm vi được giao quản lý theo phân công.

g) Tổ chức quản lý vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão trên địa bàn được giao quản lý.

h) Trực tiếp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các lực lượng hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão; kỹ thuật, nghiệp vụ cho lực lượng quản lý đê nhân dân. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều; vận động các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý bảo vệ đê điều.

i) Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên về đê điều.

k) Tham mưu tổ chức thực hiện việc sửa chữa nhỏ, duy tu, bảo dưỡng đê điều theo quy định của pháp luật.

l) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quy định pháp luật về đê điều, phòng, chống thiên tai và các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý bảo vệ đê điều.

b) Nắm vững các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm kỹ thuật liên quan đến việc xây dựng, tu bổ, quản lý và hộ đê.

c) Nắm vững tính năng, tác dụng và nguyên tắc quản lý sử dụng vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai, lụt, bão.

d) Hiểu khái quát đặc điểm của thiên tai ở Việt Nam và những biện pháp phòng, chống thiên tai của địa phương nơi công tác.

đ) Hiểu và nắm vững hiện trạng đê, kè, cống thuộc phạm vi quản lý của cơ quan và phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều.

e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương.

5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm soát viên đê điều

Có thời gian giữ ngạch kiểm soát viên trung cấp đê điều và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm soát viên trung cấp đê điều thì thời gian giữ ngạch kiểm soát viên trung cấp đê điều tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

Điều 13. Kiểm soát viên trung cấp đê điều

1. Chức trách

Là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động kiểm soát đê điều trong phạm vi địa bàn được phân công.

2. Nhiệm vụ

a) Thu thập các tư liệu để bổ sung hồ sơ lý lịch đê, kè, cống và quá trình diễn biến của lòng dẫn hoặc bãi biển thuộc phạm vi được giao quản lý.

b) Phát hiện, báo cáo kịp thời diễn biến công trình đê điều, dòng chảy, bờ sông, bãi biển, sự cố đê điều. Trực tiếp tham gia xử lý và tham gia hướng dẫn lực lượng hộ đê xử lý sự cố đê điều.

c) Hỗ trợ lập phương án bảo vệ các trọng điểm, hộ đê, phòng, chống lụt, bão thuộc trách nhiệm, nhiệm vụ được giao.

d) Kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.

đ) Kiểm tra, theo dõi, tổng hợp diễn biến hiện trạng công trình đê điều. Tham gia đề xuất phương án, giải pháp kỹ thuật gia cố, tu bổ công trình.

e) Tham gia giám sát thi công và nghiệm thu các hạng mục xây dựng, gia cố, tu bổ đê điều thuộc phạm vi được giao quản lý theo phân công.

g) Quản lý vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão trên địa bàn được giao quản lý.

h) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều; vận động các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý bảo vệ đê điều.

i) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định về quản lý, bảo vệ đê điều, phòng, chống thiên tai và các lĩnh vực liên quan; sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều.

b) Hiểu và nắm được một số tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật trực tiếp liên quan đến việc xây dựng, tu bổ, quản lý và hộ đê; xử lý sự cố đê điều.

c) Hiểu tính năng, tác dụng và nguyên tắc quản lý, sử dụng vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão.

d) Hiểu khái quát đặc điểm của lũ, lụt, bão, thiên tai ở Việt Nam và những chủ trương, biện pháp phòng, chống của cấp Trung ương và địa phương; hiểu rõ các loại hình thiên tai thường gặp trên địa bàn được giao quản lý.

đ) Nắm được khái quát hiện trạng công trình đê điều thuộc phạm vi, địa bàn quản lý. Hiểu và nắm vững hiện trạng công trình đê điều thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao quản lý.

g) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

Chương V

TIÊU CHUẨN CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH KIỂM LÂM

Điều 14. Kiểm lâm viên chính

1. Chức trách

Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao trong cơ quan kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc ở địa phương tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên phạm vi toàn quốc và cấp tỉnh.

2. Nhiệm vụ

a) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai và thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

b) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các phương án, chương trình, kế hoạch thuộc lĩnh vực công tác được phân công; phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện.

c) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao.

d) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với những vụ việc có quy mô lớn và có tính chất phức tạp.

đ) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức và hướng dẫn kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ kiểm lâm và tham mưu đề xuất các biện pháp công tác nhằm đảm bảo tổ chức chặt chẽ, có hiệu lực và hiệu quả.

e) Phối hợp công tác với công chức thuộc cơ quan liên quan (chấp hành pháp luật, nghiên cứu, quản lý) triển khai thực hiện công tác và quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng.

g) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản.

h) Biên soạn hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình chuyên môn, nghiệp vụ của chuyên ngành kiểm lâm; tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức kiểm lâm.

i) Nghiên cứu và phân tích hoạt động kiểm lâm trên toàn quốc và các tỉnh có diện tích rừng lớn, đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả công tác kiểm lâm.

k) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

b) Chủ trì hoặc phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

c) Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan liên quan trong thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

d) Thực hiện được việc hướng dẫn và kiểm tra công tác chuyên môn, nghiệp vụ kiểm lâm theo phân công.

e) Có năng lực tổng hợp, khái quát các hoạt động liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của chuyên ngành kiểm lâm để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

g) Có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

h) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm lâm hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý.

i) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.

5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm lâm viên chính

a) Có thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm lâm viên thì thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

b) Trong thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu; hoặc đã chủ trì triển khai có hiệu quả ít nhất 01 hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý được thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức xác nhận.

Điều 15. Kiểm lâm viên

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công.

2. Nhiệm vụ

a) Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

b) Theo dõi, báo cáo kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi được phân công.

c) Xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra, phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

d) Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

đ) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trong địa bàn được phân công.

e) Hướng dẫn xây dựng và giám sát việc thực hiện quy ước, hương ước về bảo vệ rừng trong địa bàn được phân công.

g) Phối hợp với các lực lượng trên địa bàn tổ chức phòng, chống các hành vi chặt, phá rừng trong địa bàn được phân công.

h) Kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo thẩm quyền và theo quy định pháp luật.

i) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

b) Có khả năng độc lập, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

c) Thực hiện được việc tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

d) Tập hợp và tổ chức phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

đ) Có khả năng giao tiếp, ứng xử tốt khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.

e) Tổ chức và phối hợp giải quyết được các vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo đúng quy trình, thủ tục, pháp luật.

g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương.

5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm lâm viên

Có thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm lâm viên trung cấp thì thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

Điều 16. Kiểm lâm viên trung cấp

1. Chức trách

Là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thuộc phạm vi địa bàn được phân công.

2. Nhiệm vụ

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng rừng của chủ rừng theo dự án quy hoạch, quy trình kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Thực hiện tuần tra, kiểm tra các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn được giao theo dõi.

c) Tiến hành điều tra, thu thập thông tin, nắm bắt tình hình, báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp về các hành vi, hoạt động phá hoại rừng và mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn được giao theo dõi.

d) Tuyên truyền, phổ biến và tham gia vận động nhân dân thực hiện các quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

đ) Ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, lập biên bản, hồ sơ ban đầu về các vụ vi phạm, bảo vệ hiện trường, tang vật, phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép.

e) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

b) Độc lập thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, điều tra nắm tình hình về công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, phá rừng, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

c) Có phương pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản.

d) Thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ của hoạt động kiểm lâm và quản lý lâm sản.

đ) Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

Chương VI

TIÊU CHUẨN CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH KIỂM NGƯ

Điều 17. Kiểm ngư viên chính

1. Chức trách

Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển Việt Nam thuộc thẩm quyền quản lý.

2. Nhiệm vụ

a) Chủ trì tổ chức triển khai và thực hiện một số lĩnh vực trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành thủy sản.

b) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, pháp luật các nước có liên quan trong lĩnh vực thủy sản; hướng dẫn ngư dân và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thủy sản.

c) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao.

d) Chủ trì và tổ chức thực hiện việc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đối với những vụ việc có quy mô lớn và có tính chất phức tạp.

đ) Chủ trì tổ chức và hướng dẫn kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm ngư; đề xuất các biện pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả quản lý, công tác của lực lượng kiểm ngư.

e) Phối hợp với các cơ quan có liên quan khi triển khai thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

g) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao.

h) Tham gia hoặc chủ trì biên soạn tài liệu giảng dạy và tài liệu hướng dẫn; tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kinh nghiệm cho kiểm ngư viên và thuyền viên tàu kiểm ngư.

i) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan.

b) Chủ trì và triển khai có hiệu quả các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

c) Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

d) Thực hiện được việc hướng dẫn và kiểm tra công tác chuyên môn, nghiệp vụ kiểm ngư theo phân công.

đ) Nắm chắc kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên.

e) Có năng lực tổng hợp, khái quát các hoạt động liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm ngư.

g) Có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học phục vụ công tác kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành thủy sản.

h) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm ngư hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý.

i) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.

5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm ngư viên chính

a) Có thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm ngư viên thì thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

b) Trong thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu; hoặc đã chủ trì triển khai có hiệu quả ít nhất 01 hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý được thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức xác nhận.

Điều 18. Kiểm ngư viên

1. Chức trách

Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được phân công.

2. Nhiệm vụ

a) Tham gia xây dựng phương án, kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.

b) Tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao.

c) Thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo nhiệm vụ được phân công.

d) Tham gia thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, pháp luật các nước có liên quan trong lĩnh vực thủy sản; hướng dẫn ngư dân và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thủy sản.

đ) Phối hợp với các cơ quan có liên quan khi triển khai thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản.

e) Tham gia nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao.

g) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan.

b) Nắm được quy trình các bước thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

c) Triển khai phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.

d) Nắm vững kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên.

đ) Có khả năng giao tiếp, ứng xử khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.

e) Tổ chức và phối hợp để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản đúng quy trình, thủ tục theo quy định pháp luật.

g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương.

5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm ngư viên

Có thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm ngư viên trung cấp thì thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

Điều 19. Kiểm ngư viên trung cấp
1. Chức trách

Là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm ngư thuộc phạm vi địa bàn được phân công.

2. Nhiệm vụ

a) Tham gia góp ý xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao.

b) Tham gia thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển được phân công theo quy định của pháp luật.

c) Thu thập tình hình và báo cáo kịp thời về các hành vi vi phạm pháp luật thủy sản của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động thủy sản trên vùng biển được phân công.

d) Tham gia tuyên truyền, vận động ngư dân tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động thủy sản.

đ) Tham gia phối hợp với các lực lượng của các Bộ, ngành và địa phương trong việc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý, phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.

e) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan.

b) Nắm được quy trình thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

c) Có khả năng tham gia phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản theo đúng quy trình, thủ tục của pháp luật.

d) Nắm được kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên.

đ) Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

Chương VI

TIÊU CHUẨN CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH THUYỀN VIÊN KIỂM NGƯ

Điều 20. Thuyền viên kiểm ngư chính

1. Chức trách

Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam và thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn, hiệu quả.

2. Nhiệm vụ

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu, kế hoạch sửa chữa tàu; đề xuất các biện pháp sử dụng tàu và quản lý thuyền viên an toàn, hiệu quả.

b) Thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.

c) Điều hành tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn và hiệu quả; quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị cho tàu.

d) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu; chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học về kiểm ngư.

đ) Tham gia công tác phòng chống thiên tai, lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn.

e) Biên soạn hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình chuyên môn, nghiệp vụ liên quan về tàu kiểm ngư; tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho thuyền viên tàu kiểm ngư.

g) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan.

b) Nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản.

c) Nắm vững kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên.

d) Nắm vững hoạt động của tàu thuyền, nghề nghiệp trên vùng biển làm nhiệm vụ kiểm tra.

đ) Nắm vững toàn bộ các đặc tính hoạt động của tàu kiểm ngư và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện đại được trang bị cho tàu.

e) Có kinh nghiệm đi biển; biết phân tích, đánh giá tình hình thời tiết và khí tượng thủy văn phục vụ công tác.

g) Chủ trì hoặc tham gia công trình, sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc đề tài, đề án liên quan đến lĩnh vực kiểm ngư được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn.

h) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về tàu thuyền kiểm ngư hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý.

i) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.

5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch thuyền viên kiểm ngư chính

a) Có thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch thuyền viên kiểm ngư thì thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

b) Trong thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư và tương đương đã chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu, kế hoạch tuần tra ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam; hoặc tham gia ít nhất 01 đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu; hoặc đã chủ trì triển khai có hiệu quả ít nhất 01 hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý được thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức xác nhận.

Điều 21. Thuyền viên kiểm ngư

1. Chức trách

Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản và thực hiện nhiệm vụ sử dụng tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn, hiệu quả.

2. Nhiệm vụ

a) Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu, kế hoạch sửa chữa tàu; đề xuất các biện pháp sử dụng tàu và quản lý thuyền viên an toàn, hiệu quả.

b) Tham gia thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.

c) Điều hành tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn và hiệu quả; quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị cho tàu.

d) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu; tham gia thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học về kiểm ngư.

đ) Tham gia công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn.

e) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan.

b) Nắm vững hoạt động của tàu thuyền, nghề nghiệp trên vùng biển làm nhiệm vụ kiểm tra.

c) Nắm vững toàn bộ các đặc tính hoạt động của tàu kiểm ngư.

d) Nắm được chuyên môn, nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản.

đ) Nắm được kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên.

e) Có kinh nghiệm đi biển; biết phân tích, đánh giá tình hình thời tiết và khí tượng thủy văn phục vụ công tác.

g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương.

5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch thuyền viên kiểm ngư

Có thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch thuyền viên kiểm ngư trung cấp thì thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

Điều 22. Thuyền viên kiểm ngư trung cấp

1. Chức trách

Là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động trong quá trình vận hành tàu kiểm ngư tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.

2. Nhiệm vụ

a) Thi hành mệnh lệnh của lãnh đạo trực tiếp.

b) Tham gia thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra chuyên ngành về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

c) Tham gia công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn.

d) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu.

đ) Thực hiện việc bảo dưỡng đúng quy trình kỹ thuật đối với các trang thiết bị trên tàu.

e) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan.

b) Nắm được quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản.

c) Có kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên.

d) Nắm vững các đặc tính hoạt động của tàu kiểm ngư. đ) Có khả năng đi biển.

e) Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

b) Đã có thời gian làm việc trên tàu từ 06 tháng trở lên.

Chương VIII
XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Điều 23. Nguyên tắc xếp lương các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

1. Việc bổ nhiệm và xếp lương vào các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và chuyên môn, nghiệp vụ đảm nhận của công chức.

2. Khi bổ nhiệm vào các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch công chức.

Điều 24. Cách xếp lương

1. Các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Thông tư này áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ như sau:

a) Ngạch kiểm lâm viên chính, kiểm ngư viên chính, thuyền viên kiểm ngư chính được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

b) Ngạch kiểm dịch viên chính động vật, kiểm dịch viên chính thực vật, kiểm soát viên chính đê điều được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.

c) Ngạch kiểm dịch viên động vật, kiểm dịch viên thực vật, kiểm soát viên đê điều, kiểm lâm viên, kiểm ngư viên, thuyền viên kiểm ngư được áp dụng hệ số lương công chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

d) Ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật, kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật, kiểm soát viên trung cấp đê điều, kiểm lâm viên trung cấp, kiểm ngư viên trung cấp, thuyền viên kiểm ngư trung cấp được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

2. Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định được cấp có thẩm quyền quản lý công chức quyết định bổ nhiệm ngạch công chức thì thực hiện xếp bậc lương được bổ nhiệm như sau:

a) Trường hợp có trình độ đào tạo tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 3, hệ số 3,00 của các ngạch công chức quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

b) Trường hợp có trình độ đào tạo thạc sĩ chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số 2,67 của các ngạch công chức quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

c) Trường hợp có trình độ đào tạo cao đẳng chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số 2,06 của các ngạch công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Tổ chức thực hiện

1. Công chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm soát đê điều, kiểm lâm, kiểm ngư, thuyền viên kiểm ngư) trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 (quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức) được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đối với công chức theo tiêu chuẩn ngạch tương ứng, được sử dụng khi tham dự kỳ thi nâng ngạch và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch quy định tại Thông tư này.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan căn cứ các quy định tại Thông tư này để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Điều 26. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

Điều 27. Trách nhiệm thi hành

1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.


Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/11/2024

Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/11/2024

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai được quy định tại Quyết định 3220 /QĐ-BYT ngày 1/11/2024 của Bộ Y tế.

Danh sách GA HÀNH KHÁCH, GA HÀNG HÓA dự kiến ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO đi qua

Danh sách GA HÀNH KHÁCH, GA HÀNG HÓA dự kiến ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO đi qua

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến đi qua 20 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài khoảng 1.541 km bao gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.

Từ ngày 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Từ ngày 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

Danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên chức danh GS, PGS năm 2024 (Xét tại Phiên họp lần thứ II của HĐGSNN nhiệm kỳ 2024-2029, ngày 2-3/11/2024).

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi