TOÀN VĂN: Dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y

11/07/2024 09:37

(Chinhphu.vn) - Toàn văn dự thảo Thông tư của Bộ Y tế quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.

THÔNG TƯ
Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y
__________

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.

2. Thông tư này áp dụng đối với viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y làm việc trong các cơ sở y tế công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y

1. Nhóm chức danh điều dưỡng, bao gồm:

  Mã số: V.08.05.31

  Mã số: V.08.05.11

  Mã số: V.08.05.12

  Mã số: V.08.05.13

2. Nhóm chức danh hộ sinh, bao gồm:

    Mã số: V.08.06.14

   Mã số: V.08.06.15

   Mã số: V.08.06.16

3. Nhóm chức danh kỹ thuật y, bao gồm:

   Mã số: V.08.07.32

   Mã số: V.08.07.17

  Mã số: V.08.07.18

  Mã số: V.08.07.19

Điều 3. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp

1. Tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

2. Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.

3. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.

4. Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

5. Tôn trọng quyền của người bệnh, tôn trọng phụ nữ, quyền con người;

6. Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.

Điều 4. Điều dưỡng hạng I - Mã số: V.08.05.31

1. Nhiệm vụ:

a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:

Chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh theo quy định của pháp luật, quy định của Bộ Y tế phù hợp với phạm vi chuyên môn và trình độ đào tạo;

Chủ trì triển khai thực hiện kỹ thuật mới trong chăm sóc điều dưỡng;

Chủ trì hội chân chuyên môn về chăm sóc điều dưỡng thuộc lĩnh vực được giao;

Chủ trì giám sát, kiểm tra, đánh giá, cải tiến chất lượng chăm sóc người bệnh trong phạm vi chuyên môn được giao.

b) Chăm sóc người bệnh tại cộng đồng:

c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:

Chủ trì lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe dựa vào mục tiêu và nhu cầu thực tế chăm sóc điều dưỡng;

Biên soạn, chủ trì tổ chức biên soạn nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực điều dưỡng.

Chủ trì thực hiện tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ chăm sóc điều dưỡng phù hợp.

d) Chủ trì tổ chức thực hiện quản lý, hướng dẫn sử dụng vật tư, thiết bị y tế phục vụ chăm sóc điều dưỡng trong phạm vi chuyên môn được giao.

đ) Chủ trì tổ chức thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật điều dưỡng, triển khai phòng chống dịch trong phạm vi chuyên môn được giao.

e) Đào tạo và nghiên cứu khoa học:

Chủ trì biên soạn tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn điều dưỡng, các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc theo nhóm chuyên ngành;

Tổ chức hoặc trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng và chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật điều dưỡng đối với viên chức chuyên môn thuộc phạm vi được giao và học viên, sinh viên;

Tham gia hướng dẫn, đào tạo sau đại học hoặc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng, đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực điều dưỡng;

Chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học;

Chủ trì và tham gia các hội thảo, hội nghị chuyên môn điều dưỡng.

Nghiên cứu đề xuất hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân của ngành, địa phương.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Điều dưỡng;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề điều dưỡng.

3. Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ:

a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

b) Có năng lực chủ trì tổ chức thực hiện danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh điều dưỡng.

c) Có năng lực phát triển các nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực điều dưỡng, thực hành chăm sóc người bệnh.

d) Có năng lực chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đạt được ít nhất 02 thành tích khoa học trong số các thành tích sau:

Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được cấp có thẩm quyền nghiệm thu từ mức đạt yêu cầu trở lên. Chủ trì xây dựng quy trình, hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn trong lĩnh vực công tác cấp cơ sở hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành. Chủ biên các giáo trình, tài liệu tham khảo và chuyên khoa trong các lĩnh vực đào tạo điều dưỡng.

đ) Viên chức dự xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng I phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh điều dưỡng hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.

e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Điều 5. Điều dưỡng hạng II - Mã số: V.08.05.11

1. Nhiệm vụ:

a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh theo quy định của pháp luật, quy định của Bộ Y tế phù hợp với phạm vi chuyên môn và trình độ đào tạo;

Đề xuất triển khai thực hiện kỹ thuật mới trong chăm sóc điều dưỡng;

Giám sát, kiểm tra, đánh giá, cải tiến chất lượng chăm sóc người bệnh trong phạm vi chuyên môn được giao.

b) Chăm sóc người bệnh tại cộng đồng:

c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:

Tham gia biên soạn nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực điều dưỡng;

Xác định nhu cầu và đề ra nội dung hướng dẫn, giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực điều dưỡng;

Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe dựa vào mục tiêu và nhu cầu thực tế chăm sóc điều dưỡng;

Tổ chức, thực hiện tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ chăm sóc điều dưỡng phù hợp.

d) Quản lý, hướng dẫn, sử dụng vật tư thiết bị y tế phục vụ chăm sóc điều dưỡng trong phạm vi chuyên môn được giao.

đ) Trực tiếp hoặc phối hợp tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật điều dưỡng, triển khai phòng, chống dịch bệnh khi được giao.

e) Đào tạo và nghiên cứu khoa học:

Tổ chức biên soạn tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn điều dưỡng; các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc theo nhóm chuyên ngành;

Tham gia đào tạo, bồi dưỡng và chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với viên chức chuyên môn và học viên, sinh viên khi được giao; tham gia đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực điều dưỡng;

Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Điều dưỡng.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề điều dưỡng.

3. Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ:

a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, đưa ra chẩn đoán chăm sóc, phân cấp chăm sóc, chỉ định chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng.

c) Thực hiện được kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh điều dưỡng theo chuyên ngành đào tạo.

d) Có khả năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.

đ) Có kỹ năng tổ chức đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp điều dưỡng.

e) Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được cấp có thẩm quyền nghiệm thu từ mức đạt yêu cầu trở lên hoặc chủ trì xây dựng quy trình, hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn trong lĩnh vực công tác cấp cơ sở hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành.

g) Viên chức dự xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh điều dưỡng hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.

h) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Điều 6. Điều dưỡng hạng III - Mã số: V.08.05.12

1. Nhiệm vụ:

a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:

Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh theo quy định của pháp luật, quy định của Bộ Y tế phù hợp với phạm vi chuyên môn và trình độ đào tạo;

b) Chăm sóc người bệnh tại cộng đồng.

c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:

Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực điều dưỡng;

Thực hiện tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe trong phạm vi chăm sóc điều dưỡng.

Tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ chăm sóc điều dưỡng phù hợp.

d) Sử dụng, quản lý vật tư thiết bị y tế phục vụ chăm sóc điều dưỡng trong phạm vi chuyên môn được giao.

đ) Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật điều dưỡng, triển khai phòng, chống dịch bệnh khi được giao.

e) Đào tạo và nghiên cứu khoa học:

Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học;

Tham gia xây dựng các quy trình chuyên môn kỹ thuật trong cải thiện chất lượng chăm sóc.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp đại học ngành Điều dưỡng.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề điều dưỡng.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng.

c) Thực hiện được kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh điều dưỡng.

d) Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.

đ) Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp.

e) Viên chức dự xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV và tương đương từ đủ 03 năm trở lên. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh điều dưỡng hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.

g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Điều 7. Điều dưỡng hạng IV - Mã số: V.08.05.13

1. Nhiệm vụ:

a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:

Thực hiện danh mục kỹ thuật theo phạm vi chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề điều dưỡng phù hợp với trình độ đào tạo được Bộ Y tế quy định.

b) Chăm sóc người bệnh tại cộng đồng.

Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia.

c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:

Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực điều dưỡng;

Tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe trong phạm vi chăm sóc điều dưỡng;

Tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ chăm sóc điều dưỡng phù hợp.

d) Sử dụng, quản lý vật tư, thiết bị y tế phục vụ chăm sóc điều dưỡng trong phạm vi chuyên môn được giao.

đ) Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật điều dưỡng, triển khai phòng, chống dịch bệnh khi được giao.

e) Đào tạo và nghiên cứu khoa học:

Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp cao đẳng Điều dưỡng.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề điều dưỡng.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện các can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng.

c) Đạt tiêu chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam theo trình độ đào tạo được Bộ y tế quy định.

d) Có kỹ năng truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe, giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.

Điều 8. Hộ sinh hạng II - Mã số: V.08.06.14

1. Nhiệm vụ:

a) Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ:

Chủ trì tổ chức thực hiện danh mục kỹ thuật theo phạm vi chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề hộ sinh phù hợp với trình độ đào tạo được Bộ Y tế quy định.

Tổ chức triển khai các kỹ thuật mới trong chăm sóc trước sinh, trong sinh, sau sinh, phụ khoa, phá thai, kế hoạch hoá gia đình, sơ sinh.

b) Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại cộng đồng.

Lập kế hoạch, tổ chức khám và quản lý thai đối với sản phụ trong trường hợp sản phụ không thể đến cơ sở y tế;

Chủ trì lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá việc khám, chăm sóc bà mẹ thời kỳ mang thai và chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh giai đoạn sau sinh tại nhà;

Quản lý về chuyên môn, giám sát, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch hoá gia đình tại cộng đồng;

Tham gia chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chương trình mục tiêu quốc gia.

c) Truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khoẻ sinh sản:

Tham gia biên soạn nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực hộ sinh;

Xác định nhu cầu và đề ra nội dung hướng dẫn, giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực hộ sinh;

Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe dựa vào mục tiêu trong lĩnh vực hộ sinh.

Tổ chức, thực hiện tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ hộ sinh phù hợp.

d) Quản lý, hướng dẫn, sử dụng vật tư thiết bị y tế phục vụ chăm sóc hộ sinh trong phạm vi chuyên môn được giao.

đ) Trực tiếp hoặc phối hợp tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật hộ sinh, triển khai phòng, chống dịch bệnh khi được giao.

e) Đào tạo và nghiên cứu khoa học:

Tổ chức biên soạn tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực hộ sinh;

Tham gia đào tạo, bồi dưỡng và chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với viên chức chuyên môn và học viên, sinh viên khi được giao; tham gia đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực hộ sinh;

Tham gia xây dựng các quy trình chuyên môn kỹ thuật trong cải thiện chất lượng hộ sinh;

Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Hộ sinh.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hộ sinh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề hộ sinh.

3. Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ:

a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

b) Thực hiện thành thạo danh mục chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề hộ sinh.

c) Hiểu biết về nguyên tắc trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản.

d) Hiểu biết và áp dụng kỹ năng quản lý và năng lực phát triển nghề nghiệp.

đ) Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được cấp có thẩm quyền nghiệm thu từ mức đạt yêu cầu trở lên hoặc chủ trì xây dựng quy trình, hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn trong lĩnh vực công tác cấp cơ sở hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành.

e) Viên chức dự xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III lên chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh hộ sinh hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.

g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Điều 9. Hộ sinh hạng III - Mã số: V.08.06.15

1. Nhiệm vụ:

a) Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ:

Tổ chức thực hiện danh mục kỹ thuật theo phạm vi chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề hộ sinh phù hợp với trình độ đào tạo được Bộ Y tế quy định.

Triển khai các kỹ thuật mới trong chăm sóc trước sinh, trong sinh, sau sinh, phụ khoa, phá thai, kế hoạch hoá gia đình, sơ sinh.

b) Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại cộng đồng.

Lập kế hoạch, tổ chức khám và quản lý thai đối với sản phụ trong trường hợp sản phụ không thể đến cơ sở y tế;

Chủ trì lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá việc khám, chăm sóc bà mẹ thời kỳ mang thai và chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh giai đoạn sau sinh tại nhà;

Quản lý về chuyên môn, giám sát, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch hoá gia đình tại cộng đồng;

Tham gia chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chương trình mục tiêu quốc gia.

c) Truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khoẻ sinh sản:

Xác định nhu cầu và nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe trước sinh, trong sinh, sau sinh, phụ khoa, phá thai, kế hoạch hoá gia đình, sơ sinh;

Thực hiện tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe trước sinh, trong sinh, sau sinh, phụ khoa, phá thai, kế hoạch hoá gia đình, sơ sinh.

Tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ trong lĩnh vực hộ sinh phù hợp.

d) Sử dụng, quản lý vật tư thiết bị y tế phục vụ chăm sóc hộ sinh trong phạm vi chuyên môn được giao.

đ) Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật hộ sinh, triển khai phòng, chống dịch bệnh khi được giao.

e) Đào tạo và nghiên cứu khoa học:

Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học;

Tham gia xây dựng các quy trình chuyên môn hộ sinh.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp đại học ngành Hộ sinh.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hộ sinh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề hộ sinh.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

b) Thực hiện thành thạo danh mục chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề hộ sinh.

c) Hiểu biết các nguyên tắc trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản.

d) Có năng lực giao tiếp, thuyết trình và ứng xử linh hoạt, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập.

đ) Viên chức dự xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV lên chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV và tương đương từ đủ 03 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh hộ sinh hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.

e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Điều 10. Hộ sinh hạng IV - Mã số: V.08.06.16

1. Nhiệm vụ:

a) Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ:

Thực hiện danh mục kỹ thuật theo phạm vi chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề hộ sinh phù hợp với trình độ đào tạo được Bộ Y tế quy định.

b) Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại cộng đồng.

Lập kế hoạch, tổ chức khám và quản lý thai đối với sản phụ trong trường hợp sản phụ không thể đến cơ sở y tế;

Chủ trì lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá việc khám, chăm sóc bà mẹ thời kỳ mang thai và chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh giai đoạn sau sinh tại nhà;

Quản lý về chuyên môn, giám sát, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch hoá gia đình tại cộng đồng;

Tham gia chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chương trình mục tiêu quốc gia.

c) Truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khoẻ sinh sản:

Hướng dẫn, giáo dục sức khỏe trước sinh, trong sinh, sau sinh, phụ khoa, phá thai, kế hoạch hoá gia đình, sơ sinh;

Thực hiện tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe trước sinh, trong sinh, sau sinh, phụ khoa, phá thai, kế hoạch hoá gia đình, sơ sinh;

Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia.

c) Sử dụng, quản lý vật tư, thiết bị y tế phục vụ chăm sóc hộ sinh trong phạm vi chuyên môn được giao.

d) Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn hộ sinh, triển khai phòng, chống dịch bệnh khi được giao.

đ) Đào tạo và nghiên cứu khoa học:

Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp cao đẳng Hộ sinh.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hộ sinh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề hộ sinh.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

b) Thực hiện thành thạo danh mục chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề hộ sinh.

c) Hiểu biết các nguyên tắc trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản.

d) Có năng lực giao tiếp và ứng xử linh hoạt, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập.

Điều 11. Kỹ thuật y hạng I - Mã số: V.08.07.32

1. Nhiệm vụ:

a) Chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật theo phạm vi chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề kỹ thuật y phù hợp với trình độ đào tạo được Bộ Y tế quy định.

b) Chủ trì triển khai thực hiện kỹ thuật mới trong hoạt động chuyên ngành kỹ thuật y.

Quản lý hoạt động chuyên môn phòng xét nghiệm. Chủ trì xây dựng quy trình xét nghiệm.

c) Phối hợp trong chẩn đoán và điều trị:

Thông báo kịp thời chỉ số, hình ảnh liên quan đến người bệnh cho bác sĩ điều trị; đề xuất tiến hành một số kỹ thuật khác giúp chẩn đoán và điều trị trường hợp cần thiết;

Chủ trì hội chẩn chuyên môn về kỹ thuật y học thuộc lĩnh vực được giao.

d) Bảo vệ quyền lợi của người bệnh, cá nhân/tổ chức gửi mẫu xét nghiệm:

Bảo đảm phục vụ kịp thời chính xác, khách quan và trung thực;

Bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác;

Thực hiện quyền của người bệnh, cá nhân/tổ chức gửi mẫu xét nghiệm theo quy định của pháp luật;

Chủ trì, tổ chức, thực hiện biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn đối với người bệnh.

đ) Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe:

Chủ trì lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe dựa vào mục tiêu và nhu cầu kỹ thuật y;

Biên soạn, chủ trì tổ chức biên soạn nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực kỹ thuật y.

e) Quản lý và hướng dẫn sử dụng thiết bị y tế trong hoạt động chuyên môn kỹ thuật y.

g) Đào tạo và nghiên cứu khoa học:

Chủ trì biên soạn tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật y, các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kỹ thuật y;

Tham gia đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực kỹ thuật y;

Tổ chức hoặc trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng và chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật y đối với viên chức chuyên môn thuộc phạm vi được giao và học viên, sinh viên;

Chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học;

Chủ trì và tham gia các hội thảo, hội nghị chuyên môn kỹ thuật y;

Nghiên cứu đề xuất hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân của ngành, địa phương.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Kỹ thuật y học; chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Kỹ thuật phục hình răng; tiến sĩ nhóm ngành y sinh, sinh học, công nghệ sinh học, hoá học.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề kỹ thuật y.

3. Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ:

a) Nhận thức được quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

b) Chủ trì thực hiện được kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh kỹ thuật y trong hoạt động chuyên ngành.

c) Có năng lực sử dụng và hướng dẫn sử dụng, bảo quản trang thiết bị phục vụ chuyên môn.

d) Có năng lực phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình kỹ thuật; đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng kỹ thuật chuyên môn.

đ) Có năng lực hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật mới trong lĩnh vực kỹ thuật y học.

e) Có năng lực chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đạt được ít nhất 02 thành tích khoa học trong số các thành tích sau:

Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được cấp có thẩm quyền nghiệm thu từ mức đạt yêu cầu trở lên. Chủ trì xây dựng quy trình, hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn trong lĩnh vực công tác cấp cơ sở hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành. Chủ biên các giáo trình, tài liệu tham khảo và chuyên khoa trong các lĩnh vực đào tạo kỹ thuật y.

g) Viên chức dự xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng II lên chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng I phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh kỹ thuật y hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.

h) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Điều 12. Kỹ thuật y hạng II - Mã số: V.08.07.17

1. Nhiệm vụ:

a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật theo phạm vi chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề kỹ thuật y phù hợp với trình độ đào tạo được Bộ Y tế quy định.

b) Tham gia tổ chức triển khai thực hiện kỹ thuật mới trong hoạt động chuyên ngành kỹ thuật y.

Quản lý, sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị kỹ thuật hiện đại của chuyên ngành; bảo quản trang thiết bị y tế trong phạm vi quản lý.

Xây dựng quy trình xét nghiệm.

c) Phối hợp trong chẩn đoán và điều trị:

Thông báo kịp thời chỉ số, hình ảnh liên quan đến người bệnh cho bác sĩ điều trị; đề xuất tiến hành một số kỹ thuật khác giúp chẩn đoán và điều trị trường hợp cần thiết.

Tham gia hội chẩn khi được phân công.

d) Bảo vệ quyền lợi của người bệnh, cá nhân/tổ chức gửi mẫu xét nghiệm:

Bảo đảm phục vụ kịp thời chính xác, khách quan và trung thực;

Bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác;

Thực hiện quyền của người bệnh, cá nhân/tổ chức gửi mẫu xét nghiệm theo quy định của pháp luật;

Chủ trì, tổ chức, thực hiện biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn đối với người bệnh.

đ) Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe:

Tham gia biên soạn nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe trong hoạt động chuyên ngành kỹ thuật y.

Xác định nhu cầu và đề ra nội dung hướng dẫn, giáo dục sức khỏe trong hoạt động chuyên ngành kỹ thuật y.

Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe dựa vào mục tiêu trong hoạt động chuyên ngành kỹ thuật y.

e) Đào tạo và nghiên cứu khoa học:

Tổ chức biên soạn tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành kỹ thuật y.

Tham gia đào tạo, bồi dưỡng và chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với viên chức chuyên môn và học viên, sinh viên khi được giao;

Tham gia đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật y.

Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Kỹ thuật y học; chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Kỹ thuật phục hình răng; tốt nghiệp thạc sĩ trở lên nhóm ngành y sinh, sinh học, công nghệ sinh học, hoá học.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề kỹ thuật y.

3. Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ:

a) Nhận thức được quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

b) Có năng lực thực hiện thành thạo kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh kỹ thuật y trong hoạt động chuyên ngành.

c) Có năng lực sử dụng và hướng dẫn sử dụng, bảo quản trang thiết bị phục vụ chuyên môn.

d) Có năng lực phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình kỹ thuật; đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng kỹ thuật chuyên môn.

đ) Có năng lực hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật mới trong lĩnh vực kỹ thuật y học.

e) Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được cấp có thẩm quyền nghiệm thu từ mức đạt yêu cầu trở lên hoặc chủ trì xây dựng quy trình, hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn trong lĩnh vực công tác cấp cơ sở hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành.

g) Viên chức dự xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III lên chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh kỹ thuật y hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.

h) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Điều 13. Kỹ thuật y hạng III - Mã số: V.08.07.18

1. Nhiệm vụ:

a) Thực hiện danh mục kỹ thuật theo phạm vi chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề kỹ thuật y phù hợp với trình độ đào tạo được Bộ Y tế quy định.

b) Thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm phù hợp với trình độ đào tạo của nhóm ngành sinh học, công nghệ sinh học, hoá học.

c) Quản lý hoạt động chuyên môn:

Lập kế hoạch quản lý, định kỳ kiểm kê, báo cáo về việc sử dụng trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất, sinh phẩm thuốc trong phạm vi được giao theo quy định;

Sử dụng, hướng dẫn sử dụng, bảo quản trang thiết bị y tế trong phạm vi quản lý; phát hiện, báo cáo và xử lý lỗi kỹ thuật đơn giản;

Tham gia kiểm tra, đánh giá công tác chuyên môn khi được phân công. Tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của viên chức kỹ thuật y ở cấp thấp hơn thuộc phạm vi được giao.

d) Phối hợp trong chẩn đoán và điều trị:

Thông báo kịp thời chỉ số, hình ảnh liên quan đến người bệnh cho bác sĩ điều trị;

Tham gia hội chẩn khi được phân công.

đ) Bảo vệ quyền lợi của người bệnh:

Bảo đảm phục vụ kịp thời chính xác, khách quan và trung thực;

Bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác;

Thực hiện quyền của người bệnh, cá nhân/tổ chức gửi mẫu xét nghiệm theo quy định của pháp luật;

Tổ chức, thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.

e) Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe:

Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe trong hoạt động chuyên ngành kỹ thuật y;

Thực hiện tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe trong hoạt động chuyên ngành kỹ thuật y.

g) Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật y, triển khai phòng, chống dịch bệnh khi được giao.

h) Đào tạo và nghiên cứu khoa học:

Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học;

Tham gia hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên, viên chức kỹ thuật y khi được giao;

Tham gia xây dựng các quy trình chuyên môn kỹ thuật trong cải thiện chất lượng hoạt động chuyên ngành kỹ thuật y.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp đại học nhóm ngành Kỹ thuật y học; đại học ngành Kỹ thuật phục hình răng đối với vị trí việc làm yêu cầu chứng chỉ hành nghề. Tốt nghiệp đại học nhóm ngành y sinh, sinh học, công nghệ sinh học, hoá học đối với vị trí việc làm không yêu cầu chứng chỉ hành nghề.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề kỹ thuật y.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng.

c) Thực hiện kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh kỹ thuật y trong hoạt động chuyên ngành.

d) Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.

đ) Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp.

e) Viên chức dự xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV lên chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV và tương đương từ đủ 03 năm trở lên. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh kỹ thuật y hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.

g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Điều 14. Kỹ thuật y hạng IV - Mã số: V.08.07.19

1. Nhiệm vụ:

a) Thực hiện danh mục kỹ thuật theo phạm vi chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề kỹ thuật y phù hợp với trình độ đào tạo được Bộ Y tế quy định.

b) Thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm phù hợp với trình độ đào tạo của nhóm ngành sinh học, công nghệ sinh học, hoá học.

c) Quản lý hoạt động chuyên môn:

Dự trù, lĩnh, định kỳ kiểm kê và báo cáo việc sử dụng trang thiết bị y tế, thuốc hóa chất, sinh phẩm theo quy định;

Sử dụng, bảo quản trang thiết bị y tế trong phạm vi quản lý; phát hiện, báo cáo và xử lý lỗi kỹ thuật đơn giản;

Tham gia kiểm tra, đánh giá công tác chuyên môn khi được giao.

d) Phối hợp trong chẩn đoán và điều trị:

Thông báo kịp thời chỉ số, hình ảnh liên quan đến người bệnh cho bác sĩ điều trị;

Hỗ trợ, phối hợp với viên chức kỹ thuật y trong việc thực hiện kỹ thuật chuyên môn được giao.

đ) Bảo vệ quyền lợi của người bệnh, cá nhân/tổ chức gửi mẫu xét nghiệm:

Bảo đảm phục vụ kịp thời chính xác, khách quan và trung thực;

Bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác;

Thực hiện quyền của người bệnh, cá nhân/tổ chức gửi mẫu xét nghiệm theo quy định của pháp luật;

Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.

e) Tư vấn, giáo dục sức khỏe:

Tham gia hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng trong phạm vi được giao; tham gia phòng chống dịch bệnh khi có yêu cầu.

g) Đào tạo, nghiên cứu khoa học:

Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp cao đẳng Kỹ thuật y học, cao đẳng Kỹ thuật phục hình răng.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề kỹ thuật y.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

b) Có năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh kỹ thuật y trong hoạt động chuyên ngành.

c) Có năng lực sử dụng và bảo quản trang thiết bị phục vụ chuyên môn.

d) Có kỹ năng giao tiếp với đối tượng phục vụ và đồng nghiệp.

Điều 15. Nguyên tắc xếp lương theo chức danh nghề nghiệp

1. Việc bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ chuyên môn đảm nhận của viên chức.

2. Khi bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Điều 16. Cách xếp lương

1. Các chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:

a) Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng I, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00.

b) Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II, chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78.

c) Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III, chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

d) Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV, chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.

Điều 17. Tổ chức thực hiện và Điều khoản áp dụng

1. Thông tư này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y trong các cơ sở y tế công lập.

2. Các cơ sở y tế ngoài công lập có thể vận dụng quy định tại Thông tư này để tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y tại đơn vị.

3. Viên chức có trình độ trung cấp đã được tuyển dụng và bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV, chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV trước 01 tháng 01 năm 2021 phải chuẩn hóa để đạt trình độ cao đẳng đúng chuyên ngành tuyển dụng chậm nhất trước ngày 01 tháng 01 năm 2028. Trường hợp viên chức được cử đi học tập để đạt trình độ cao đẳng mà không tham gia học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức báo cáo cơ quan, đơn vị quản lý viên chức xem xét bố trí lại công tác khác hoặc thực hiện tinh giản biên chế.

4. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu tại Thông tư này thay đổi thì thực hiện theo quy định tại các văn bản thay đổi đó.

Điều 18. Điều khoản chuyển tiếp

1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y theo quy định của pháp luật từ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được xác định đáp ứng quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y tương ứng với chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.

2. Viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y chưa thực hiện việc chuyển xếp lương theo quy định tại Thông tư số 03/2022/TT-BYT ngày 26/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

3. Viên chức có bằng tốt nghiệp Cử nhân Điều dưỡng chuyên ngành phụ sản được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III theo quy định tại Khoản 4, Điều 8 Thông tư số 03/2022/TT-BYT ngày 26/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế được xác định đáp ứng đủ yêu cầu về trình độ đào tạo của chức danh nghề nghiệp Hội sinh hạng III, trường hợp thăng hạng lên chức danh hộ sinh hạng II phải đáp ứng đủ quy định về trình độ đào tạo của chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2024.

2. Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Bãi bỏ Điều 3 và Khoản 4 Điều 8 Thông tư số 03/2022/TT-BYT ngày 26/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế.

Điều 20. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Danh sách GA HÀNH KHÁCH, GA HÀNG HÓA dự kiến ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO đi qua

Danh sách GA HÀNH KHÁCH, GA HÀNG HÓA dự kiến ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO đi qua

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến đi qua 20 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài khoảng 1.541 km bao gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.

Từ ngày 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Từ ngày 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng trả lời cử tri kiến nghị công dân đỗ các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau.

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024 đối với người thuê đất.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi