Thành ủy TPHCM thành lập 13 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc các dự án trọng điểm

18/04/2023 16:05

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã thống nhất phân công các đồng chí Thường trực Thành ủy và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy làm tổ trưởng các tổ công tác của Ban Thường vụ Thành ủy trực tiếp, thường xuyên giám sát, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện từng dự án và công tác giải ngân vốn đầu tư công tại các công trình, dự án trọng điểm của thành phố

Thường trực, Thường vụ Thành ủy TPHCM vào cuộc đôn đốc giải ngân đầu tư công - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên khi lên tàu metro số 1, chiều 15-4-2023. Ảnh: CAO THĂNG

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành giải ngân đầu tư công còn nhiều tồn tại, hạn chế

Thành ủy TPHCM vừa ban hành thông báo kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác giải ngân vốn đầu tư công, các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn TPHCM.

Thông báo nêu rõ, thời gian qua, tình hình giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố thấp (đạt 4%), chưa đáp ứng kỳ vọng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành còn nhiều tồn tại, hạn chế, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do chủ quan.

Theo Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, một số nơi, cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu còn thiếu quyết tâm, chưa sâu sát, đôn đốc thực hiện; chưa tập trung xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, phát sinh của các dự án. Công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, vướng mắc trong triển khai…

Đầu tư công là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị

Để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tập trung triển khai vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố đạt kết quả cao nhất, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM yêu cầu các cấp ủy, chính quyền và các địa phương, cơ quan, đơn vị tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai, quyết liệt, có kế hoạch thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy và UBND TPHCM về đầu tư công.

Xác định đây là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị và địa phương. Song song đó, có giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các dự án, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của từng dự án tại các địa phương, đơn vị.

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương, cơ quan, đơn vị và chủ đầu tư các dự án chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Thành ủy, UBND TPHCM trong việc thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư công và nhất là công tác giải ngân vốn đầu tư công tại địa phương, đơn vị mình.

Gắn kết công tác giải ngân vốn đầu tư công và tiến độ triển khai thực hiện các dự án vào kết quả đánh giá cán bộ, công chức ngay trong năm 2023; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp thiếu trách nhiệm, gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện dự án, công trình và giải ngân vốn đầu tư công.

Phân công Thường trực, Thường vụ Thành ủy làm Tổ trưởng các tổ công tác giải ngân đầu tư công

Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất phân công các đồng chí Thường trực Thành ủy và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy làm tổ trưởng các tổ công tác của Ban Thường vụ Thành ủy trực tiếp, thường xuyên giám sát, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện từng dự án và công tác giải ngân vốn đầu tư công tại các công trình, dự án trọng điểm của thành phố; kịp thời ghi nhận các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy

Nhiệm vụ cụ thể của các tổ công tác là kiểm tra, đôn đốc việc bố trí vốn đầu tư và kế hoạch vốn năm 2023, nhu cầu vốn bổ sung năm 2023 và các năm tiếp theo đối với dự án đầu tư công. 

Kết quả giải ngân vốn so với kế hoạch giao vốn đã được giao và việc xây dựng kế hoạch giải ngân vốn năm 2023, tiến độ giải ngân vốn so với tiến độ thực hiện của từng dự án cụ thể (giải pháp, tiến độ cụ thể từng tháng).

Giám sát tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và kết quả việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, công tác di dời bàn giao mặt bằng để thực hiện các dự án. 

Đồng thời xác định rõ nguyên nhân (chủ quan và khách quan) ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện; chỉ đạo trực tiếp hoặc đề xuất các giải pháp khắc phục cụ thể cho từng công trình, dự án.

Giám sát kết quả thực hiện các nội dung đã lãnh đạo, chỉ đạo của UBND TPHCM tại từng công trình, dự án; cùng với đó là việc phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương đối với các chủ đầu tư dự án. 

Theo dõi nội dung kiến nghị liên quan đối với sở, ngành, UBND TPHCM và bộ, ngành Trung ương để tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết.

Tổ công tác cũng phải nắm rõ các khó khăn, vướng mắc phát sinh ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án và kết quả chỉ đạo giải quyết của các cơ quan, đơn vị, địa phương. 

Ghi nhận, đề xuất lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền thành phố phải giải quyết, đề xuất các giải pháp hoàn thành dự án đảm bảo tiến độ đã đề ra.

Thường trực, Thường vụ Thành ủy TPHCM vào cuộc đôn đốc giải ngân đầu tư công - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bí thư Thành ủy TPHCM trao đổi cùng các chuyên gia Nhật Bản tại buổi chạy thử tàu metro, chiều 15-4-2023. Ảnh: CAO THĂNG

Danh sách 13 tổ công tác đốc thúc giải ngân đầu tư công

Đồng chí Nguyễn Văn nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với 3 dự án, gồm: Dự án Xây dựng đường sắt đô thị TPHCM, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên); giai đoạn 1 dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng) và dự án Cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên.

Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM theo dõi, kiểm tra, giám sát 5 dự án, gồm: Dự án Đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm; dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc – Nam trong Khu đô thị mới THủ Thiêm; dự án Xây dựng nút giao thông An Phú; dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội; dự án Đầu tư xây dựng đoạn kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1.

Đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM theo dõi, kiểm tra, giám sát 5 dự án, gồm: Dự án thành phần 2 bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đường Vành đai 3; xây dựng đoạn kênh Hàng Bàng; mở rộng, nâng cấp TL8; nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm; xây dựng cầu Long Kiểng.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với 4 dự án, gồm: dự án Xây dựng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (cơ sở 2); cải tạo, xây dựng Bệnh viện An Bình (giai đoạn 2); đầu tư hạ tầng kỹ thuật Cụm Y tế Tân Kiên (huyện Bình Chánh).

Ngoài ra, Ban Thường vụ Thành ủy cũng phân công nhiều thành viên giám sát hàng loạt dự án khác như dự án nâng cấp đường Lương Định Của, nút giao thông Mỹ Thủy; đường nối đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa...

Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM lưu ý thành phần các tổ công tác gọn, không hình thức, thực chất, hiệu quả. 

Tùy đặc điểm tình hình của các dự án có thể phân công đại diện lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc Thành ủy, các ban của HĐND TP, Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP; các sở, ngành gồm Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên - Môi trường, Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, cũng như thường trực quận ủy và UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức và một số cơ quan, đơn vị liên quan.

Các tổ công tác của cơ quan Đảng không làm thay việc của chính quyền

Ngày 18/4, tại kỳ họp chuyên đề của HĐND TPHCM, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên trao đổi với báo chí liên quan việc Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM phân công các đồng chí Thường trực Thành ủy và Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy làm tổ trưởng các tổ công tác giám sát, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện từng dự án và công tác giải ngân vốn đầu tư công tại các công trình, dự án trọng điểm của TPHCM.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Nên, đây là việc làm không mới. Lâu nay, lãnh đạo TPHCM có trách nhiệm lãnh đạo, kiểm tra. Khác ở chỗ, năm nay, TPHCM được phân bổ nguồn vốn đầu tư công lớn (khoảng 70.000 tỷ đồng).

Từ đó, Thành ủy TPHCM đã phân công các đồng chí đi kiểm tra để lãnh đạo TPHCM nhìn thấy các nơi triển khai thế nào, vướng mắc, khó khăn ra sao và thấu hiểu thêm những khó khăn.

Cũng qua các tổ công tác, lãnh đạo TPHCM sẽ hiểu thêm phương pháp, cách làm, trình độ, năng lực, ý chí quyết tâm của từng nơi, từng cán bộ trong việc thực thi nhiệm vụ, qua đó đánh giá được cán bộ có làm đúng và làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao hay không.

"Việc nào cần chia sẻ thì chia sẻ, cần uốn nắn thì uốn nắn, cần tăng cường phải tăng cường, cần thay đổi thì thay đổi, cần xử lý thì xử lý. Nói chung, chúng ta phải gần gũi với anh em để thấu hiểu được những khó khăn", đồng chí Nguyễn Văn Nên chia sẻ và khẳng định lại, các tổ công tác lần này không phải là cơ quan Đảng làm thay việc của chính quyền, cũng không làm thêm việc gì. Các tổ công tác chỉ hỗ trợ, chia sẻ những việc có liên quan đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy TPHCM để thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Đồng chí Nguyễn Văn Nên cũng chia sẻ lý do Bí thư Thành ủy TPHCM theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với 3 dự án, gồm: Dự án Xây dựng đường sắt đô thị TPHCM, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên); giai đoạn 1 dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng) và dự án Cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên. Đây là những dự án, công trình lớn, triển khai thực hiện có nhiều vướng mắc, khó khăn nhất.

Về thành phần đi kiểm tra, đồng chí Nguyễn Văn Nên chia sẻ, có nhiều thành phần liên quan cùng đi, tham gia giám sát, theo dõi ngay từ đầu, kể cả kiểm toán cũng được mời tham gia. Các cơ quan này tham gia cùng tổ công tác, vừa chia sẻ, vừa động viên, vừa nhìn thấy được những khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ.

Theo đồng chí, ở từng vị trí công việc, nhiệm vụ cụ thể đòi hỏi cán bộ đó phải đáp ứng đủ những tiêu chí về phẩm chất, năng lực, nếu có thay đổi cũng phải phù hợp. Vì vậy, trong quá trình kiểm tra, lãnh đạo TPHCM có trách nhiệm đánh giá, nhận xét cán bộ có làm đúng, làm tốt nhiệm vụ được giao hay không để điều chỉnh.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi