Thủ tướng chủ trì cuộc họp về chính sách miễn thị thực; ưu đãi thị thực; việc quay trở lại quốc tịch Việt Nam

01/04/2025 09:00

(Chinhphu.vn) - Việc nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn thị thực, ưu đãi thị thực và nghiên cứu sửa đổi quy định về quốc tịch để phù hợp tình hình hiện nay, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về chính sách miễn thị thực; ưu đãi thị thực; việc quay trở lại quốc tịch Việt Nam- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chính sách thị thực của Việt Nam vẫn cần tiếp tục được cải thiện

Chiều 31/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về chính sách miễn thị thực đơn phương và chính sách ưu đãi thị thực với một số đối tượng; việc quay trở lại quốc tịch Việt Nam với người Việt Nam ở nước ngoài.

Cùng dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan đã khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được giao về chính sách miễn thị thực đơn phương và chính sách ưu đãi thị thực nhằm thu hút một số đối tượng trong thời gian vừa qua, giúp chính sách thị thực ngày càng thông thoáng, thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, chính sách thị thực của Việt Nam vẫn cần tiếp tục được cải thiện, đáp ứng mục tiêu góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy ngành du lịch, thu hút các nhà đầu tư, chuyên gia nước ngoài trên các lĩnh vực đến Việt Nam, thể hiện hình ảnh một Việt Nam an toàn, mến khách, giúp nâng cao hơn nữa vị thế, uy tín của đất nước ta.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về chính sách miễn thị thực; ưu đãi thị thực; việc quay trở lại quốc tịch Việt Nam- Ảnh 2.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về chính sách ưu đãi thị thực và quay trở lại quốc tịch Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cần xem xét theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam

Thường trực Chính phủ cũng cho rằng cần xem xét theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam, việc này khẳng định sự coi trọng, quan tâm của Đảng, Nhà nước với người Việt Nam ở nước ngoài, đáp ứng nguyện vọng của bà con, góp phần tiếp tục phát huy mạnh mẽ nguồn lực quan trọng từ kiều bào ta ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phát biểu kết luận, cùng với cho ý kiến về một số nội dung cụ thể và các nguyên tắc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn thị thực, ưu đãi thị thực và nghiên cứu sửa đổi quy định về quốc tịch để phù hợp tình hình hiện nay, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước (trong đó có Nghị quyết số 36, Chỉ thị số 45 và Kết luận số 12 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia).

Thủ tướng giao các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến, nghiên cứu, đề xuất, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định, chính sách để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Hà Văn

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi