Thống nhất trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng và CPI

11/02/2025 12:05

(Chinhphu.vn) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP đạt 8% trở lên, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân khoảng 4,5 đến 5%.

Thống nhất trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng và CPI- Ảnh 1.

Trình bày Tờ trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, bối cảnh, tình hình năm 2025 dự báo tiếp tục bám sát các xu thế lớn đã được Trung ương, Quốc hội thảo luận, thống nhất. 

Thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, có thể tác động không nhỏ đến kinh tế nước ta.

Trong đó, về mặt thuận lợi, thời cơ, chúng ta có tư duy chiến lược, tầm nhìn phát triển về kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên phát triển vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc; sự thống nhất nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị về đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng và toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế; sự kế thừa, phát huy mạnh mẽ kết quả đạt được trong phát triển KTXH năm 2024…

Bên cạnh đó, chúng ta cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, rủi ro gia tăng; xu hướng phân tách, phân cực ngày càng rõ nét; sức ép cạnh tranh ở thị trường xuất khẩu và trong nước; các nước lớn gia tăng hàng rào thương mại, thuế quan…

Thống nhất trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng và CPI- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025, năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng và củng cố, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thực hiện thắng lợi Chiến lược 10 năm 2021-2030, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. 

Chỉ tiêu 2021-2025 nào chưa đạt thì phải quyết tâm hoàn thành; chỉ tiêu nào đạt rồi thì phải nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Do đó, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026). 

Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh.

Thống nhất trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng và CPI- Ảnh 3.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, để thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, Chính phủ cần triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Kết luận số 123-KL/TW của BCH Trung ương Đảng, Nghị quyết số 158/2024/QH15 của Quốc hội và tùy tình hình thực tế có các giải pháp điều hành phù hợp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.

Đồng thời, cần tiếp tục tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, coi đây là mục tiêu nền tảng trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động, để tạo cơ sở vững chắc cho tăng trưởng và phát triển bền vững trong giai đoạn tới. Chú trọng củng cố quan hệ thương mại quốc tế, quan tâm khai thác sự dịch chuyển thương mại và công nghệ trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn.

Bên cạnh đó, cần điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Điều hành chính sách tài khóa phù hợp; điều hành chi bám sát dự toán, tiết kiệm, hiệu quả, dành nguồn lực cho các dự án trọng điểm quốc gia, an sinh xã hội; chủ động kiểm soát, ứng phó với các rủi ro, bảo đảm cân đối NSNN, bội chi, nợ công trước mắt và trong dài hạn. Tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nhất là về quy trình, thủ tục đầu tư, quy hoạch và tiếp cận đất đai. Thúc đẩy chuyển đổi số một cách mạnh mẽ, thực chất, lan tỏa rộng rãi hơn. 

Tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; cắt giảm thực chất thời gian thực hiện thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư, kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp. Không để việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức, bộ máy ảnh hưởng đến người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Thống nhất trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng và CPI- Ảnh 4.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu

Giao chỉ tiêu tăng trưởng thì cần tháo gỡ khó khăn cho các địa phương

Thảo luận tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho rằng, Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng với các địa phương thì cần tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, trong có giải pháp cho doanh nghiệp ở khu vực. 

Tán thành việc lựa chọn lĩnh vực để thúc đẩy tăng trưởng, Tổng Thư ký Quốc hội lưu ý, thời gian để thực hiện các giải pháp nhằm đạt mục tiêu GDP năm nay trên 8% không còn nhiều, nên các chính sách ưu đãi nhất cho lĩnh vực này cần được vận hành ngay.

Quan tâm đến nhóm giải pháp về hoàn thiện thể chế pháp luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đặt vấn đề cần chọn đúng trọng tâm, rà soát “điểm nghẽn” pháp luật để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. 

Thống nhất trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng và CPI- Ảnh 5.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu ví dụ, Luật Lâm nghiệp đang có nhiều bất cập, nếu không sửa nhanh thì còn ách tắc trong nhiều vấn đề từ quy hoạch, đất đai đến khoanh nuôi bảo vệ rừng.

Nhiều địa phương có rừng quan ngại không phát triển được, vì đụng vào đâu cũng liên quan đến rừng phòng hộ, trong khi thực tế nhiều nơi rừng phòng hộ đã không còn. Bên cạnh đó, các tỉnh miền núi và Tây Nguyên còn gặp vướng mắc về đất nông lâm trường.

Về đẩy mạnh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Quốc hội có cơ chế đặc thù nhưng Chính phủ, bộ ngành chưa có hướng dẫn chuyển nguồn nên địa phương không thực hiện được. Đây cũng là điểm cần tháo gỡ để có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng này.

Thống nhất trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng và CPI- Ảnh 6.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất năm 2024 nước ta đã hoàn thành thắng lợi toàn diện các mục tiêu kinh tế - xã hội với 15 chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch, 12 chỉ tiêu vượt. 

Nước ta thuộc nhóm một số ít các nước tăng trưởng cao nhất trong khu vực và thế giới được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng. 

Lĩnh vực văn hóa, giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục đạt được các kết quả quan trọng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP đạt 8% trở lên, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân khoảng 4,5 đến 5%. 

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của các cơ quan thẩm tra để hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo Nghị quyết gửi đến Quốc hội và các cơ quan thẩm tra. Ủy ban Kinh tế hoàn thiện Báo cáo thẩm tra trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM có hiệu lực từ 14/2/2025

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM có hiệu lực từ 14/2/2025

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2025, Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã, đường thôn thuộc địa bàn quản lý.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi