Thành phố Huế trực thuộc Trung ương cần đảm bảo tăng trưởng 2 con số, bảo tồn di sản văn hóa cố đô

29/12/2024 18:05

(Chinhphu.vn) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, khi thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương cần có tâm thế mới, giải quyết được những hạn chế nội tại. Đối với thành phố Huế trực thuộc Trung ương, thách thức đặt ra là cần đảm bảo tăng trưởng hai con số, đồng thời phải bảo tồn di sản văn hóa cố đô.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương cần đảm bảo tăng trưởng 2 con số, bảo tồn di sản văn hóa cố đô- Ảnh 1.

Quang cảnh cuộc làm việc

Chiều 29/12, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm và làm việc với Ban thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Tham gia cuộc làm việc có các Ủy viên Trung ương Đảng: Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Lê Quang Mạnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội.

Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương cần đảm bảo tăng trưởng 2 con số, bảo tồn di sản văn hóa cố đô- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế báo cáo tại buổi làm việc

Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Cơ bản hoàn thành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy

Báo cáo với đoàn công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, năm 2024, toàn tỉnh có 13/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,15%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.840 USD. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt gần 13 nghìn tỷ đồng. 

Khu vực dịch vụ tăng trưởng 7,9%, tổng lượt khách du lịch đến Huế đạt trên 4 triệu lượt khách. Festival Huế tiếp tục khẳng định vị thế và thương hiệu của Huế - Thành phố lễ hội. 

Nghị quyết số 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đã tạo điều kiện cho Huế khai thác tối đa các nguồn lực để đầu tư hạ tầng đô thị, trùng tu và bảo tồn di sản, phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, đến nay địa phương đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tại các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp, sáp nhập bảo đảm ổn định tổ chức bộ máy đáp ứng ngay yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, không để tình trạng bỏ trống, gián đoạn công việc.

Các đại biểu tham gia ý kiến bày tỏ vui mừng trước tốc độ tăng trưởng của tỉnh Thừa Thiên Huế; lưu ý khi thành lập thành phố Huế chính quyền cần tập trung cải thiện thu nhập bình quân đầu người cho người dân, nâng cao đời sống cho huyện A Lưới vừa thoát nghèo. Địa phương cần chú trọng huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục, bảo tồn văn hóa và phát huy giá trị di sản.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương cần đảm bảo tăng trưởng 2 con số, bảo tồn di sản văn hóa cố đô- Ảnh 3.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương cần đảm bảo tăng trưởng 2 con số, phải bảo tồn di sản văn hóa cố đô

Tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn biểu dương, đánh giá cao những thành quả của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt được thời gian qua, đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo tồn di sản. 

Đặc biệt ấn tượng trước nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế trong hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội lưu ý khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương cần có tâm thế mới, giải quyết được những hạn chế nội tại.

“Đối với thành phố Huế trực thuộc Trung ương, thách thức đặt ra là cần đảm bảo tăng trưởng hai con số, đồng thời phải bảo tồn di sản văn hóa cố đô. 

Thành phố, theo Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, được định hướng trở thành một trung tâm lớn của Đông Nam Á về văn hóa và y tế chuyên sâu. 

Về cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 38/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Quốc hội thông qua, tới đây tới đây đề nghị Ủy ban Kinh tế có cuộc làm việc sâu với thành phố Huế. 

Cần phân tích rõ những yếu tố khách quan và chủ quan, đánh giá những việc đã làm và những việc chưa đến nơi, những việc chưa có sản phẩm cụ thể để tính toán kỹ lưỡng”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị chính quyền thành phố Huế trực thuộc Trung ương đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số. Huế cần làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch, chú ý bảo tồn văn hóa cố đô. 

Đối với việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cần làm nghiêm túc, quyết liệt, không để công việc bị gián đoạn, quan tâm giải quyết chế độ chính sách cho người lao động sau sắp xếp, không để tài sản trụ sở cơ quan Nhà nước bị lãng phí.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi