'Thập diện mai phục' doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

11/08/2022 09:11

(Chinhphu.vn) - Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam kiến nghị các cơ quan chức năng gỡ vướng về giá nguyên liệu đầu vào, tín dụng, tiêu chuẩn liên quan đến môi trường để ngành hàng này phát triển bền vững.

'Thập diện mai phục' doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam: Dư địa xuất khẩu thủy sản còn nhiều, nhưng thách thức cũng không ít. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Xuất khẩu thủy sản đạt kỷ lục, khả năng lần đầu vượt mốc xuất khẩu trên 10 tỷ USD/1 năm

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp có chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững", ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết: Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay có 279 doanh nghiệp thành viên và đang chiếm khoảng 80-83% kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Trong 2 năm qua, thủy sản Việt Nam duy trì được năng lực cạnh tranh, nằm trong top 3 sau Trung Quốc và Na Uy về xuất khẩu thủy sản trên thế giới.

Đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cung cấp một số thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, đồng thời đề xuất một số nội dung để giữ được nguồn cung an toàn và bền vững.

Ông Nguyễn Hoài Nam cho biết, trong 7 tháng đầu năm nay, ngành thủy sản Việt Nam ghi nhận con số kỷ lục, đó là: Mức hồi phục nhanh ghi nhận lần đầu tiên trong 20 năm qua là xuất khẩu được 6,7 tỷ USD, tăng 35%.

Trong đó có những mặt hàng đặc biệt như mặt cá tra – mặt hàng chủ lực của Việt Nam đang chi phối 95% nguồn cá thịt trắng toàn cầu, tăng 80% trong 7 tháng vừa qua. Con số này khích lệ rất nhiều đối với ngành hàng.

Năm nay, Hiệp hội đã tính toán khả năng lần đầu tiên chúng ta vượt mốc xuất khẩu trên 10 tỷ USD đối với thủy sản Việt Nam và sẽ tăng khoảng 12-15% so với năm 2021. 

Trong đó, sản phẩm nuôi trồng thủy sản là cá tra và tôm sẽ chiếm khoảng 65%, các sản phẩm khai thác biển khoảng 35%.

Doanh nghiệp trong nước chiếm 95% thị phần xuất khẩu thủy sản

Có một con số khẳng định được nội lực của ngành để đồng hành với Chính phủ trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn chống dịch căng thẳng vừa qua khi đứt gãy chuỗi cung ứng quốc tế.

Đó là, nếu như trong cơ cấu về xuất khẩu của Việt Nam hiện nay thì doanh nghiệp FDI liên quan có tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu chiếm trung bình khoảng 70-84%, các doanh nghiệp trong nước tham gia vào khoảng 26-30%.

Trong ngành thủy sản, hiện nay con số này lại ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam đang chiếm 95%, chỉ 5% có sự tham gia của doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực thủy sản, lĩnh vực liên quan đến nông dân và ngư dân Việt Nam.

Trong bối 7 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản chịu tác động, hệ lụy của dịch COVID-19. Các chuỗi cung ứng quốc tế đứt gãy trong giai đoạn trước đến nay chưa khôi phục hoàn toàn. Đặc biệt là tình trạng lạm phát tăng cao làm giảm sức mua tại các thị trường đang tiêu dùng thủy sản truyền thống của chúng ta. Bên cạnh đó là tăng giá hàng hóa đối với lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là tăng giá thức ăn chăn nuôi thủy sản,… đã tác động không thuận đến ngành thủy sản. Tuy nhiên, vượt qua tình hình khó khăn đó, kết quả kinh doanh 7 tháng của thủy sản đã đạt 6,7 tỷ USD.

'Thập diện mai phục' doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản - Ảnh 2.

Dư địa xuất khẩu thủy sản còn nhiều, nhưng thách thức cũng không ít

Theo đại diện Hiệp hội, dư địa của thị trường đối với thủy sản còn nhiều, cơ hội của chúng ta còn không ít, nhưng để giành được điều đó trong bối cảnh phải phát triển bền vững và phải cạnh tranh với không ít quốc gia thì có một số thách thức đang tác động tiêu cực đến phát triển bền vững của ngành hàng.

Trước hết đó là vấn đề chi phí sản xuất tăng cao đáng lo ngại khiến cho giá thành sản phẩm tăng và nguy cơ sẽ giảm khả năng cạnh tranh.

Đầu tiên là vấn đề thức ăn chăn nuôi, trung bình hiện nay, đặc biệt sau dịch giá thức ăn chăn nuôi đã tăng khoảng 20%. Giá thức ăn chăn nuôi đang chiếm khoản 65-70% giá thành sản phẩm cá tra, tôm,… do đó có tác động chi phối rất lớn.

Thứ hai, là chi phí vận tải biển và nhân công tăng trong 2 năm qua với các lý do liên quan đến dịch, giá nhiên liệu tăng, nên hiện nay vẫn đang giữ ở mức cao. Giá cước vận tải 1 container từ Việt Nam sang bờ Tây nước Mỹ hiện nay đang ở mức 400 triệu đồng, đến châu Âu cũng tăng đến 4 lần từ 10.000-12.000 USD. Điều này chi phối rất nhiều, đặc biệt với hàng đông lạnh của chúng ta. Bên cạnh đó, các chi phí đầu vào khác như bao bì, hóa chất, vận chuyển, hội nhập… đều tăng.

Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành quan tâm có biện pháp hỗ trợ, chỉ đạo tháo gỡ giảm chi phí cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có thủy sản, đặc biệt giá thức ăn chăn nuôi.

Đối với tín dụng, đại diện hiệp hội cho biết, tín dụng với ngành hàng thủy sản đang bị siết lại từ đầu tháng 8/2022.

Do lạm phát tại các nước bạn hàng của Việt Nam tăng cao khiến người dân giảm tiêu dùng. Nhiều nhà nhập khẩu cho biết sẽ không nhận đơn hàng từ nay đến tháng 10/2022. Điều này dẫn tới thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị tồn kho. Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản không có tiền để trả ngay cho ngân hàng. Mà không trả khoản vay cũ thì các ngân hàng (trong 1 tuần qua) đều báo sẽ không cho vay khoản vay mới. Từ đó, dẫn đến không thu mua được cá, tôm của nông dân.

Hiệp hội mong rằng Thủ tướng Chính phủ cũng như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo để xử lý các cấn đề liên quan đến tín dụng cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, đang diễn ra trong 1 tuần qua.

Một vấn đề nữa được hiệp hội kiến nghị là thách thức trong chi phí tuân thủ các quy định liên quan đến môi trường, một trong ba trụ cột để phát triển bền vững.

Hiện đối với ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản, hai khâu quan trọng nhất là chăn nuôi và chế biến đều bị ách tắc bởi các vi phạm về môi trường. Trong xu hướng phát triển bền vững, hoạt động của doanh nghiệp thủy sản "bị vướng" bởi quy chuẩn môi trường liên quan đến nước thải đầu ra. Quy chuẩn này không nằm trong quy chuẩn chăn nuôi mà nằm trong quy chuẩn khác, với rất nhiều chỉ tiêu không phù hợp với nuôi tôm, cá, như quy chuẩn xử lý phốt pho hữu cơ trong chế biến thủy sản đông lạnh,.. Hiệp hội rất mong Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét có quy chuẩn riêng cho lĩnh vực này./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ, NGHỈ LỄ 30/4-1/5, QUỐC KHÁNH NĂM 2025

LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ, NGHỈ LỄ 30/4-1/5, QUỐC KHÁNH NĂM 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Khẩn trương thực hiện tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

(Chinhphu.vn) - Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết các Nghị quyết của Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã nêu lên phương án nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Những điểm mới của LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM sửa đổi

Những điểm mới của LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM sửa đổi

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2024.

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và thời điểm NGHỈ HƯU theo năm sinh

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và thời điểm NGHỈ HƯU theo năm sinh

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Năm 2025, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 8 tháng; năm 2026, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 6 tháng, lao động nữ sẽ là 57 tuổi;...

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Y tế đề xuất chế độ PHỤ CẤP ƯU ĐÃI của viên chức, người lao động tại cơ sở y tế công lập: Mức phụ cấp 30%-40%-50%-60%-70% đối với các trường hợp cụ thể.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi