Thành lập THÀNH PHỐ HUẾ trực thuộc Trung ương: Sự kiện có ý nghĩa lịch sử; định hướng xây dựng, phát triển thành phố di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam

01/12/2024 08:04

(Chinhphu.vn) - Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là sự kiện hết sức quan trọng, có ý nghĩa lịch sử; là định hướng để thành phố Huế xây dựng và phát triển của một thành phố di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam.

Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương sau nhiều năm nỗ lực, phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo điện tử Chính phủ đã phỏng vấn đồng chí Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế nhân sự kiện quan trọng này.

Thành lập THÀNH PHỐ HUẾ trực thuộc Trung ương: Sự kiện có ý nghĩa lịch sử; định hướng xây dựng, phát triển thành phố di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam- Ảnh 1.

Đồng chí Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế - Ảnh: VGP

Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là sự kiện có ý nghĩa lịch sử

Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với số phiếu tán thành rất cao. Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, thưa ông?

Đồng chí Lê Trường Lưu: Việc xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực phấn đấu lâu dài từ những năm 1996 của Đảng bộ và chính quyền nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Quá trình xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, đặc biệt là Nghị quyết 54 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2025 tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung, nỗ lực rất lớn với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đã đạt được nhiều thành quả hết sức quan trọng, bảo đảm các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định; được sự ủng hộ, đồng thuận của các tầng lớp nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sáng 30/11/2024, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với tỉ lệ đồng ý rất cao. 

Đây là sự kiện hết sức quan trọng, có ý nghĩa lịch sử; là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khi trở thành thành phố thứ 6 trực thuộc Trung ương của cả nước.

Chúng tôi cũng xác định rằng, đây vừa vinh dự vừa là trách nhiệm với trọng trách lớn hơn trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển thành phố Huế trực thuộc Trung ương trong thời gian tới.

Thành lập THÀNH PHỐ HUẾ trực thuộc Trung ương: Sự kiện có ý nghĩa lịch sử; định hướng xây dựng, phát triển thành phố di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam- Ảnh 2.

Một góc thành phố Huế - Ảnh: VGP

Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương - định hướng phát triển thành phố di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam

Để thực hiện thành công Nghị quyết của Quốc hội về xây dựng thành phố Huế trực thuộc Trung ương, đưa Huế phát triển trong tương lai. Xin ông cho biết nhiệm vụ trọng tâm mà địa phương sẽ tập trung thực hiện, đặc biệt là khi chuyển mô hình tổ chức quản lý nhà nước từ tỉnh sang thành phố trực thuộc Trung ương?

Đồng chí Lê Trường Lưu: Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng, là định hướng để thành phố Huế xây dựng và phát triển của một thành phố di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam trong thời gian tới, tạo động lực để thành phố Huế tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân của địa phương trong thời kỳ mới.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo sức bật mới, động lực mới của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, góp phần thực hiện chiến lược phát triển đô thị quốc gia.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã định hướng phát triển với mô hình đô thị lựa chọn là đô thị di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện với môi trường và thông minh, không phát triển dân cư, nhà cửa, mật độ cao, đô thị nén, giải quyết hài hòa giữa bài toán bảo tồn và phát triển sẽ tạo điều kiện cho Huế giữ gìn, bảo tồn và phát huy tốt hơn các giá trị di sản đặc sắc của thế giới và cả nước, giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy tốt hơn nữa vai trò của trung tâm y tế, văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ của vùng và cả nước.

Bên cạnh đó, thành phố Huế sẽ tiếp tục nỗ lực đầu tư, nâng chuẩn đô thị đi đôi với bảo vệ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, phát triển kinh tế-xã hội, nhất là lĩnh vực du lịch, công nghiệp sạch, công nghiệp văn hóa, công nghiệp công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thành phố Huế xứng tầm đáp ứng với yêu cầu, sự tin tưởng, ủng hộ của các vị đại biểu Quốc hội.

Thành lập THÀNH PHỐ HUẾ trực thuộc Trung ương: Sự kiện có ý nghĩa lịch sử; định hướng xây dựng, phát triển thành phố di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam- Ảnh 3.

Thừa Thiên Huế sẽ tập trung xây dựng để xứng tầm là một thành phố di sản văn hóa trực thuộc Trung ương - Ảnh: VGP

Việc chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý nhà nước từ tỉnh sang thành phố trực thuộc Trung ương cũng đặt ra những yêu cầu mới về nâng cao năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức; trong đó, có các lĩnh vực như quy hoạch đô thị, quản lý trật tự đô thị, kiến trúc cảnh quan. 

Về lâu dài, thành phố Huế hướng tới mô hình tổ chức chính quyền đô thị; bảo đảm để phát triển kinh tế-xã hội, đô thị nhanh, bền vững, theo định hướng; xứng tầm là một thành phố di sản văn hóa trực thuộc Trung ương.

Nhân đây, cho phép tôi, thay mặt lãnh đạo tỉnh, xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành Trung ương, các vị đại biểu Quốc hội đã quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua Nghị quyết về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương tại kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ trong việc triển khai Nghị quyết của Quốc hội thời gian tới.

Trân trọng cảm ơn ông!

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi